Ngành Kinh doanh quốc tế

Cập nhật: 17/04/2024 icon
Ngành kinh doanh quốc tế được đánh giá là một ngành học vô cùng năng động và không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào. Đây là một ngành học vô cùng hấp dẫn với các em học sinh đang muốn tìm một ngành để theo học. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông tin ngành Kinh doanh quốc tế và giải đáp câu hỏi ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Kinh doanh quốc tế

1. Tìm hiểu ngành Kinh doanh quốc tế

1.1. Định nghĩa ngành Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế (tiếng Anh là International business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.

1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế

Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, tạo cho sinh viên sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức, các lý thuyết về:

  • Phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa.
  • Phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án.

1.3. Sự khác biệt giữa ngành Kinh doanh quốc tế và các ngành khác

Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, hai ngành học này hoàn toàn khác nhau, có thể phân biệt như sau:

  • Ngành kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh. Đây là ngành học sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…
  • Ngành chính Kinh tế quốc tế thuộc nhóm ngành kinh tế học. Ngành chính Kinh tế quốc tế cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về kinh tế quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau hai ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh tế đối ngoại. Hiểu một cách đơn giản, điểm khác nhau ở đây là ở ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có hàm lượng kiến thức về kinh tế sẽ nhiều hơn so với kinh doanh. Và ngành Kinh doanh quốc tế thi hàm lượng về kinh doanh sẽ nhiều hơn.

2. Chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế

2.1. Khung chương trình đào tạo

Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn học trong ngành Kinh doanh quốc tế:

STT Khối Kiến thức Các Môn Học
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương - Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II- Tư tưởng Hồ Chí Minh- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam- Toán cao cấp I- Toán cao cấp II- Lý thuyết xác suất và thống kê toán- Pháp luật đại cương- Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học- Tin học đại cương- Kỹ năng học tập và làm việc- Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)- Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)- Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)- Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)- Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp I. Kiến thức cơ sở khối ngành- Kinh tế vi mô- Kinh tế vĩ môII. Khối kiến thức cơ sở ngành- Tài chính - Tiền tệ- Nguyên lý kế toán- Marketing căn bản- Kinh tế kinh doanh- Kinh tế lượng- Quan hệ kinh tế quốc tếIII. Khối kiến thức ngànhKiến thức chung của ngành- Quản trị chiến lược- Quản lý chuỗi cung ứng- Quản trị đa văn hóa- Đầu tư quốc tế- Kinh doanh quốc tế- Quản trị dự án đầu tư quốc tế- Tài chính doanh nghiệp- Thuế và hệ thống thuế ở Việt NamKiến thức chuyên sâu của ngành- Marketing quốc tế- Giao dịch thương mại quốc tế- Logistics và vận tải quốc tế- Thanh toán quốc tế- Bảo hiểm trong kinh doanh- Pháp luật kinh doanh quốc tế- Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)- Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)Khối kiến thức tự chọn- Tài chính quốc tế- Sở hữu trí tuệ- Thương mại điện tử- Nghiệp vụ Hải quan- Đàm phán quốc tế- Kinh tế học tài chính- Các lý thuyết và mô hình truyền thông quốc tế- Chiến lược Marketing quốc tế- Quản trị nguồn nhân lực
3 Thực tập  
4 Khóa luận tốt nghiệp (hoặc thi tốt nghiệp)  

2.2. Chuẩn đầu ra

Theo Đại học Ngoại thương, chuẩn đầu ra ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm:

  • Nắm vững kiến thức chung về kinh doanh, quản trị, marketing, tài chính, kế toán...
  • Hiểu biết sâu sắc về kinh doanh quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng, các nghiệp vụ như: đầu tư, marketing, logistics, thanh toán quốc tế.
  • Có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu, đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
  • Thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, giao tiếp và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.
  • Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và trình bày/thuyết trình.

3. Các khối thi vào ngành Kinh doanh quốc tế

  • Mã ngành: 7340120
  • Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh doanh quốc tế:
    • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
    • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
    • D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
    • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
    • D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Ngành Kinh doanh quốc tế đang là ngành "hot" hiện nay.

4. Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế

Điểm chuẩn của ngành học Kinh doanh quốc tế của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 16 - 26 điểm, tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT Quốc gia năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế

Đối với các em học sinh cuối cấp thì việc lựa chọn một ngôi trường đào tạo tốt và phù hợp với năng lực để theo học không phải là điều dễ dàng, vì vậy, chúng tôi đã liệt kê danh sách các trường đại học có ngành Kinh doanh quốc tế theo từng khu vực.

5.1. Khu vực miền Bắc

  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Thương mại
  • Đại học FPT
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Khoa Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Khoa Quốc Tế - Đại Học Thái Nguyên

5.2. Khu vực miền Trung

  • Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Phan Thiết

5.3. Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại Học Tài Chính - Marketing
  • Đại Học Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh quốc tế

Học ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?Ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành học có nhiểu triển vọng trong tương lai bởingành này đang cần nguồn nhân lực lớn, do đó sau khi ra trường, bạn rất dễ xin việc. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, bạn có thể đảm nhận một số công việc và vị trí sau:

  1. Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước.
  2. Đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam và của Việt Nam ở nước ngoài.
  3. Chuyên viên nghiên cứu thị trường để phục vụ cho quá trình kinh doanh và tiếp cận khách hàng.
  4. Chuyên viên quản lý phân phối sản phẩm dựa trên nhu cầu thị trường.
  5. Chuyên viên quản lý thương mại quốc tế để tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên toàn cầu.
  6. Chuyên viên xuất nhập khẩu để quản lý các hoạt động hàng hóa ra vào.
  7. Chuyên viên đầu tư quốc tế tìm kiếm cơ hội đầu tư lợi nhuận.
  8. Chuyên viên marketing để xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.
  9. Chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp phát triển ở thị trường quốc tế.
  10. Kế toán viên để quản lý và báo cáo tài chính cho các hoạt động kinh doanh toàn cầu.
  11. Giao dịch viên quốc tế để tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế.
  12. Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo hoặc viện nghiên cứu về lĩnh vực Kinh doanh quốc tế.

Với những vị trí làm việc đa dạng như trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại các đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện và nhiều lĩnh vực khác.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Kinh doanh quốc tế, từ việc tìm hiểu về ngành học, chương trình đào tạo, các khối thi, đến cơ hội việc làm và mức lương sau khi tốt nghiệp. Ngành này không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn sâu về kinh doanh quốc tế mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng quản lý, chiến lược, và tiếp cận với môi trường làm việc toàn cầu.

Nếu bạn đam mê lĩnh vực kinh doanh và mong muốn có cơ hội làm việc ở các công ty quốc tế, ngành Kinh doanh quốc tế sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Với nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng quản lý và tiếp thị toàn cầu, việc theo học ngành này sẽ giúp bạn có một bước đi chắc chắn trong sự nghiệp của mình.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đủ thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Kinh doanh quốc tế và có thêm động lực trong việc lựa chọn con đường học vấn cho mình. Chúc bạn thành công trên hành trình sắp tới!

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com