Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Cập nhật: 18/04/2024 icon
Trong khối ngành Kinh doanh, quản lý, bên cạnh các ngành nghề nổi bật như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing… thì vẫn còn một ngành nghề giữ vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế hội nhập, đó là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn ngành học mới mẻ này.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

1. Tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Logistics là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/ cầu. Logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.

Ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

2. Chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong bảng dưới đây.

STT Tên môn học
Khối kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của ĐCSVN
5 Pháp luật đại cương
6 Giáo dục thể chất 1 *
7 Giáo dục thể chất 2 *
8 Giáo dục Quốc phòng - An ninh I
9 Giáo dục Quốc phòng - An ninh II
10 Giáo dục Quốc phòng - An ninh III
11 Tin học đại cương
12 Tiếng Anh 1
13 Tiếng Anh 2
14 Tiếng Anh 3
15 Kỹ năng mềm
16 Kỹ năng giải quyết vấn đề
17 Phương pháp học đại học và tư duy sáng tạo
18 Toán cao cấp A1

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở khối ngành

  • Kinh tế vĩ mô
  • Kinh tế vi mô
  • Quản trị học
  • Nguyên lý thống kê - Kinh tế
  • Marketing căn bản
  • Luật vận tải
  • Quản trị hàng hóa trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
  • Kiến thức chung của ngành
  • Quản trị dự án đầu tư
  • Vận tải đa phương thức
  • Quản trị logistics
  • Phương tiện xếp dỡ và vận chuyển tại cảng
  • Khởi nghiệp trong lĩnh vực Logistics
  • Kỹ năng làm việc trong ngành Logistics và chuỗi cung ứng
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Chứng từ trong vận tải đa phương thức
  • Bảo hiểm
  • Nghiệp vụ soạn thảo và phát hành vận đơn vận tải
  • Nghiệp vụ ngoại thương
  • Quản trị chất lượng logistics và chuỗi cung ứng
  • Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

  • Mô hình quản lý và vận hành cảng
  • Quản trị hiệu quả kho hàng trong chuỗi cung ứng
  • Nghiệp vụ Hải Quan
  • Thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics
  • Quản trị chi phí trong logistics và chuỗi cung ứng
  • Nghiệp vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL)/ hàng lẻ (LCL)
  • Đại lý tàu biển

Kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 5 trong 10 môn)

  • Kinh tế quốc tế
  • Tổ chức xếp dỡ
  • Luật kinh tế
  • Quản trị Chiến lược Logistics
  • Thanh toán quốc tế
  • Quản lý tinh gọn trong chuỗi cung ứng
  • Tiếp thị trong công ty Logistics
  • Lập kế hoạch và điều độ trong chuỗi cung ứng
  • Hỗ trợ ra quyết định Logistics
  • Luật Quản lý Logistics

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp

  • Thực tập cơ sở
  • Thực tập chuyên ngành
  • Thực tập tốt nghiệp
  • Khóa luận tốt nghiệp
  • Quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng
  • Quản trị phân phối trong chuỗi cung ứng
  • Đại lý giao nhận

Theo Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3. Các khối thi vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

  • Mã ngành: 7510605
  • Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
    • A00 (Toán, Lý, Hóa)
    • A01 (Toán, Lý, Anh)
    • C01 (Toán, Văn, Lý)
    • D01 (Toán, Văn, Anh)
    • D07 (Toán, Hóa, Anh)
    • D90 (Toán, KHTN, Anh)
    • A16 (Toán, Văn, KHTN)
    • C15 (Toán, Văn, KHXH)

4. Điểm chuẩn của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Năm 2018, điểm chuẩn của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của các trường dao động từ 18 - 25 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Để theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Quốc tế RMIT
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Thủ đô Hà Nội

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM
  • Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM
  • Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Cơ hội việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Logistics là ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân lực ngành này, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư...
  • Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải... tại các doanh nghiệp.
  • Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung...
  • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán...

7. Mức lương ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

  • Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 - 9 triệu/tháng.
  • Mức lương tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ 9 đến 13 triệu/ tháng.
  • Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15 - 23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80 - 100 triệu/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Để phù hợp với ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn cần có những tố chất sau:

  1. Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt: Để có thể điều hành các hoạt động trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, bạn cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt và có khả năng suy luận logic để giải quyết các vấn đề phát sinh.
  1. Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc: Để tối ưu hóa quy trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sự sáng tạo, khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc là rất quan trọng.
  1. Giỏi ngoại ngữ, tin học: Ngành Logistics liên quan nhiều đến giao tiếp quốc tế và công nghệ thông tin, việc thành thạo các ngôn ngữ và kỹ năng tin học sẽ giúp bạn hoàn thiện công việc một cách hiệu quả.
  1. Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm: Trong môi trường làm việc của ngành Logistics, khả năng làm việc nhóm, đồng lòng với đồng nghiệp, chịu áp lực và đảm bảo trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu.
  1. Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp: Việc quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt và có khả năng giao tiếp hiệu quả với các đối tác và nhân viên.
  1. Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề: Khả năng đàm phán để đạt được thỏa thuận tốt, khả năng thuyết phục để thúc đẩy quy trình và trình bày vấn đề một cách rõ ràng sẽ giúp bạn thành công trong công việc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, một ngành nghề mới mẻ nhưng đầy tiềm năng và cơ hội việc làm rộng lớn. Từ việc khám phá bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh đến cơ hội việc làm và mức lương trong ngành, bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành này.

Nếu bạn có những tố chất phù hợp và đam mê với lĩnh vực này, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức chuyên ngành cần thiết và đăng ký vào các trường đào tạo uy tín để bắt đầu sự nghiệp trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com