Trường ĐH phải được tự chủ về học thuật

Cập nhật: 29/01/2024 icon
Ông Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, cho rằng luật Giáo dục đại học sửa đổi có nhiều tiến bộ về tự chủ đại học, tuy nhiên điều quan trọng là phải tạo ra được sự tự chủ về mặt học thuật để trường trưởng thành sánh vai với các trường quốc tế.

Trường ĐH phải được tự chủ về học thuật

Chuyển bộ GD-ĐT từ chủ quản sang quản lý nhà nước

Theo ông đánh giá, luật Giáo dục ĐH sửa đổi vừa được thông qua có những sửa đổi quan trọng gì? Mục tiêu của những vấn đề sửa đổi là gì?

Một vấn đề sửa đổi quan trọng lần này là tự chủ đại học, chuyển dần vai trò chủ quản của Bộ GD-ĐT sang quản lý nhà nước. Có nghĩa là mỗi trường ĐH phải là một thực thể độc lập về tài chính, nhân sự, học thuật, phải tự chịu trách nhiệm hoạt động và giải trình.

Trong luật này, cấu trúc của tự chủ ĐH đặt trọng tâm vào hội đồng trường ở trường công và một phần với hội đồng quản trị với trường tư. Nôm na hiểu là hội đồng trường bao quát, với vai trò trách nhiệm khá cao như quyết định về chính sách, chiến lược, nhân sự, tài sản, đầu tư... Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý ĐH chứ không còn tập trung vào những việc có quy mô bao quát. Nếu làm cho đúng thì sẽ cân bằng giữa quyền và trách nhiệm điều hành của hội đồng trường và hiệu trưởng. Trong quá khứ, hiệu trưởng các trường gần như được toàn quyền. Một số trường có hội đồng trường nhưng thực chất không có nhiều quyền.

Lần này cấu trúc để cân đối quyền khá hợp lý. Nhưng làm sao đi vào thực tiễn, trong quy chế hoạt động, cách hoạt động để tạo ra sự cân bằng là điều khó. Với phương Tây, đặc biệt ở Mỹ, công việc này là bình thường. Ở VN, chúng ta mới bắt đầu. Nhưng nếu làm được, đây là bước tiến khá tốt.

Luật cũng nói về số người trong hội đồng trường tối thiểu là 15. Có 4 người là thành viên đương nhiên có mặt là bí thư Đảng, đại diện Đoàn thanh niên, chủ tịch nghiệp đoàn, hiệu trưởng. Còn lại do trong trường bầu. Quy định tối thiểu 30% nhân sự trong hội đồng trường từ bên ngoài cũng là điều tiến bộ.

Tuy nhiên, điều quan trọng của các quy định nâng cao tự chủ ĐH là phải tạo ra được sự tự chủ về mặt học thuật. Đây phải là mục tiêu của giáo dục ĐH. Tự chủ tài chính, nhân sự thật ra chỉ phục vụ cho mục tiêu tự do học thuật. Không có tự do học thuật thì trường ĐH không thể trưởng thành để sánh vai với các trường quốc tế được.

Dưới cái nhìn của người từng làm chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ngoài, tôi thấy luật sửa đổi lần này vẫn còn những điểm chưa ổn. Nhưng nhìn chung đã có nhiều tiến bộ. Có thể chúng ta làm và tiếp tục sửa đổi sau này.

Một trong những điểm chưa ổn, liên quan đến tính bao quát của cả một nền giáo dục, là triết lý giáo dục. Một văn bản luật như luật Giáo dục ĐH bao gồm nhiều quy định mang tính chuyên môn, kỹ thuật, nhưng tất cả những quy định đó cần hướng về một thứ là triết lý và mục tiêu giáo dục.

Sinh viên tiếp cận hệ thống giáo dục năng động và sáng tạo hơn

Sinh viên sẽ được lợi ích gì khi có luật Giáo dục ĐH sửa đổi, thưa ông?

Việc xây dựng cơ chế hợp lý giúp các trường ĐH phát triển sẽ tác động vào chất lượng đào tạo sinh viên lâu dài. Một trường ĐH được tự chủ sẽ có quyết định vấn đề nhanh hơn, không phải cái gì cũng báo cáo lên hay xin phép cơ quan chủ quản như hiện nay, quy trình rất chậm và nhiêu khê. Tuy nhiên, nếu sự tổ chức, sắp xếp và quản lý không tốt của một trường tự chủ thì cũng có thể dẫn đến kết quả trái ngược. Nhưng lâu dài tôi thấy mặt rất tích cực của tự chủ đại học.

Trường muốn làm tốt thì cần có khả năng tốt, động cơ tốt, người thực hiện tốt. Các trường sau này không thể đổ thừa Bộ GD-ĐT. Sự tác động này đến các trường dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của thị trường nguồn nhân lực. Họ phải đào tạo sinh viên chất lượng tốt hơn. Vì vậy, sinh viên có thể tiếp cận một hệ thống giáo dục mới, năng động và sáng tạo hơn từ sự thay đổi này.

Bên cạnh đó, luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này mở rộng hơn về các loại hình đào tạo ngoài chính quy. Đó là liên thông, bán thời gian, liên kết, đào tạo từ xa… Nó giúp những người đang đi làm muốn học thêm, trau dồi nghề nghiệp, lấy bằng cấp ngắn hạn có nhiều lựa chọn tốt hơn. Đây là hướng khá “mở”, đáp ứng được sự phát triển giáo dục và đào tạo tương lai.

Trường tư có là doanh nghiệp ?

Thưa ông, qua những nội dung sửa đổi, ông đánh giá những người ban hành luật đang xem trường tư là doanh nghiệp hay đơn vị giáo dục có thu?

Quan niệm như thế nào thật ra không có ý nghĩa gì. Khi xem trường tư với bản chất là một doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục thì phải chấp nhận quy luật của thị trường. Nói “làm giáo dục không kinh doanh” chỉ là một cách nói thôi. Thực chất thì không ai cấm chuyện kinh doanh được.

Chỉ có một cách để kiểm soát nhưng phải mất nhiều thời gian. Đó là để thị trường phát triển lành mạnh sẽ quyết định về chất lượng và kết quả đào tạo. Tuy nhiên, đánh giá được sản phẩm đầu ra của giáo dục thường phải mất ít nhất là 10, 20 năm.

Về phía trường công, nhà nước cũng cần đầu tư tốt và cân bằng với nhu cầu phát triển xã hội hơn. Những ngành về kỹ sư, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm, nghiên cứu... nhà nước cần đầu tư nhiều hơn. Những ngành như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin…, một thời điểm nào đó không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều, để các trường tư phát triển. Khi tư nhân không muốn làm vì không sinh lời, nhà nước làm không hiệu quả thì loại hình trường phi lợi nhuận có thể sẽ làm thay. Hệ thống trường phi lợi nhuận sẽ cân bằng được sự thiếu hụt này.

Trao quyền thật sự cho hội đồng trường

Một vấn đề cốt lõi giúp tăng cường tính tự chủ của các trường ĐH trong luật Giáo dục ĐH sửa đổi là những điều khoản liên quan tới hội đồng trường. Để đảm bảo quyền tự chủ chặt chẽ, trách nhiệm giải trình của trường cũng như của hiệu trưởng đã được cụ thể hóa. Trước kia, những vấn đề này được đưa vào điều lệ trường ĐH, trong Nghị quyết 77 cũng nhấn mạnh, nhưng giờ đã được luật hóa. Nhiều quyền trước đây là của cơ quan chủ quản thì giờ đã đưa xuống trường, ví dụ như bổ nhiệm nhân sự. Bản chất của quyết định là trao quyền cho tập thể nhà trường mà hội đồng trường là nơi quyết định cuối cùng, là nơi ra nghị quyết để thi hành. Qua đó cho thấy luật mới đã trao quyền thực sự cho hội đồng trường. Tuy nhiên, vấn đề không phải hội đồng trường thực sự có quyền lực hay không mà là làm sao thực hiện được tự chủ một cách có hiệu quả khi luật đã cho phép các trường làm điều này.

PGS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

Trường tự quyết, Bộ hậu kiểm

Tới đây, các trường ĐH sẽ được tự chủ trong tuyển sinh bao gồm cả việc xác định chỉ tiêu, mở ngành, liên kết quốc tế. Cả 3 hoạt động này trước đây bị kiểm soát rất chặt, phải làm khá nhiều thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian mới xong. Giờ cả 3 cái này đều nằm trong danh mục tự chủ. Tất nhiên, vẫn phải có những giới hạn, chẳng hạn yêu cầu phải kiểm định… Bộ kiểm soát theo cơ chế hậu kiểm chứ không tiền kiểm như hiện nay. Điều này tạo sự chủ động đồng thời buộc các trường cũng phải tự chịu trách nhiệm.

Đặc biệt các trường tự chủ nhưng nếu vi phạm thì 5 năm tiếp theo không được tự chủ trong lĩnh vực tiếp theo nữa. Phạt nặng nhưng cũng có thể chấp nhận được. Cái được lớn nhất là các trường tự chủ.

Tiến sĩ Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT)

Đăng Nguyên (thực hiện)
Nguồn: thanhnien.vn – 22/11/2018

Tin Đào tạo - Dạy nghề khác

Truong-cang-lon-cang-kho-tuyen-sinh-sau-DH_C213_D14928

Trường càng lớn càng khó tuyển sinh sau ĐH!

Một thực tế đáng báo động của việc tuyển sinh đầu vào thạc sĩ, tiến sĩ trong nước là ngày càng ít... 04:34 31/07/2023
Truong-nghe-dang-ngong-sinh-vien_C213_D19232

Trường nghề đang ngóng sinh viên

Nhiều trường CĐ tại TP HCM bắt đầu năm học mới trong tình cảnh vắng bóng sinh... 17:50 19/09/2023
Truong-Dai-hoc-dau-tien-cua-Viet-Nam-duoc-chuyen-sang-mo-hinh-Dai-hoc_C213_D18570

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được chuyển sang mô hình Đại học

Ngoài hai Đại học Quốc gia, 3 Đại học vùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị cấp trường... 22:30 28/07/2023
Truong-DH-KHXHNV-TPHCM-chuyen-sang-tu-chu-hoc-phi-cao-nhat-60-trieu-dongnam_C213_D17921

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM chuyển sang tự chủ, học phí cao nhất 60 triệu đồng/năm

Từ năm học 2022-2023, học phí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thành viên Đại học... 22:52 28/07/2023
Truong-dai-hoc-van-tang-hoc-phi-hay-dung_C213_D18552

Trường đại học vẫn tăng học phí hay dừng?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý cả hệ thống giáo dục đại học công lập về việc không tăng học phí,... 22:38 28/07/2023
Truong-DH-Kinh-te-TPHCM-thanh-DH-UEH-Tuyen-sinh-va-bang-cap-co-thay-doi_C213_D17916

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH UEH: Tuyển sinh và bằng cấp có thay đổi?

Từ tháng 11 năm nay, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM bắt đầu vận hành theo mô hình trường trong trường... 22:53 28/07/2023
Truong-DH-khong-con-duoc-tu-in-phoi-chung-chi_C213_D16442

Trường ĐH không còn được tự in phôi chứng chỉ

Từ 15-1-2020, các cơ sở giáo dục ĐH và cơ sở đào tạo giáo viên chỉ được in phôi chứng chỉ của hệ... 15:42 30/07/2023
Truong-DH-An-Giang-chinh-thuc-chuyen-ve-DH-Quoc-gia-TPHCM_C213_D16346

Trường ĐH An Giang chính thức chuyển về ĐH Quốc gia TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển Trường ĐH An Giang về ĐH Quốc gia... 21:11 30/07/2023
Truong-DH-Bach-khoa-Ha-Noi-buoc-thoi-hoc-hon-700-sinh-vien-moi-nam_C213_D14825

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội buộc thôi học hơn 700 sinh viên mỗi năm

Tại một buổi tư vấn tuyển sinh, ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho... 04:32 31/07/2023
Truong-DH-An-Giang-tro-thanh-thanh-vien-DHQG-TPHCM_C213_D14251

Trường ĐH An Giang trở thành thành viên ĐHQG TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển Trường ĐH An Giang là trường đại học thành viên của... 04:32 31/07/2023

TUYỂN SINH THEO KHU VỰC

BÀI VIẾT ĐANG HOT

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com

×

Điền Thông Tin







×

Cảm ơn bạn!

Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:

Tải xuống tệp