Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

Cập nhật: 23/01/2024 icon
Ngành đào tạo:           VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

(Ethnic minorities culture of Viet Nam)

 

Trình độ đào tạo:        Đại học

 

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 

Mục tiêu chung

 

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam để nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số.

 

Mục tiêu cụ thể

 

Phẩm chất đạo đức        

 

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

 

Kiến thức

 

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; đặc điểm phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.

 

Kỹ năng

 

Có khả năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; có phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

1

 

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin

 

8

 

Mỹ học đại cương

 

2

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

9

 

Văn hóa học đại cương

 

3

 

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

10

 

Tâm lý học đại cương

 

4

 

Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

11

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

5

 

 Cơ sở văn hóa Việt Nam

 

12

 

Xã hội học đại cương

 

6

 

Ngoại ngữ 

 

13

 

Giáo dục thể chất

 

7

 

Tin  học đại cương

 

14

 

Giáo dục quốc phòng - an ninh

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

1

 

Dân tộc học đại cương

 

6

 

Múa đại cương

 

2

 

Địa văn hóa các dân tộc Việt Nam

 

7

 

Mỹ thuật học đại cương

 

3

 

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

 

8

 

Tôn giáo và tín ngưỡng

 

4

 

Âm nhạc học đại cương

 

9

 

Văn hóa dân gian

 

5

 

Sân khấu học đại cương

 

10

 

Văn hóa gia đình

 

 

Kiến thức ngành

 

 

 

1

 

Phương pháp điền dã dân tộc học

 

6

 

Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc  thiểu số

 

2

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ

 

7

 

Công tác dân vận

 

3

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung bộ và Tây Nguyên

 

8

 

Tổ chức và quản lý hoạt động du lịch

 

4

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ

 

9

 

Xây dựng và quản lý các dự án văn hóa

 

5

 

Quản lý nhà nước về Văn hóa

 

 

 

 

Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

 

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

 

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

 

Dân tộc học đại cương    

 

Nội dung: những cơ sở lý luận về sự hình thành và chia tách các đại chủng, các nhóm tộc người trên thế giới và khu vực; đặc điểm nhân chủng, ngôn ngữ, văn hoá của các nhóm tộc người trên thế giới và Đông Nam Á, xu hướng nghiên cứu về các tộc người hiện nay.

 

Địa văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam  

 

Nội dung: quan hệ giữa môi trường địa lý tự nhiên đất đai, khí hậu, sông, núi với con người sống trong môi trường địa lý đó; sự hình thành các loại hình văn hóa: văn hóa trồng trọt, văn hóa chăn nuôi, văn hóa chài lưới; sự hình thành và phát triển địa văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

 

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam   

 

Nội dung: nguồn gốc tộc người, cấu tạo thành phần và sự phân bố các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam; những đặc điểm về hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội của các nhóm ngôn ngữ tộc người: Việt- Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer, Tai - Kađai, Tạng - Miến, Mông - Dao, Hán, Nam đảo.

 

Âm nhạc học đại cương

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết và lịch sử âm nhạc; các trường phái và phong cách âm nhạc, các khái niệm cụ thể như hòa thanh, phối khí, tổng phổ, hợp xướng, âm nhạc dân gian, âm nhạc hiện đại, thính phòng, giao hưởng, âm nhạc đại chúng: Pop, Rock,...

 

Sân khấu học đại cương

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành và lịch sử sân khấu, những đặc điểm cơ bản của sân khấu chuyên nghiệp và không chuyên, yêu cầu của sân khấu thông tin, các vấn đề cơ bản về nghệ thuật biểu diễn.

 

Múa đại cương           

 

Nội dung:  những khái niệm và kiến thức cơ bản về lịch sử múa, lý thuyết về nguồn gốc múa, đặc trưng ngôn ngữ múa, sự khác biệt giữa múa dân gian và múa hiện đại...

 

Mỹ thuật học đại cương 

 

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng phân tích, xử lý, nắm bắt các yếu tố biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình: đường nét, mảng, hình, màu sắc, không gian, khối và sự chuyển động, bố cục; các nguyên lý - yếu tố tạo thành, sự kết hợp giữa nội dung ý tưởng và các hình thức biểu đạt.

 

Tôn giáo và tín ngưỡng

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về bản chất của các tôn giáo và tín ngưỡng, vai trò và ý nghĩa của tôn giáo - tín ngưỡng trong đời sống của con người. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về các tôn giáo lớn trên thế giới có ảnh hưởng vào Việt Nam cũng như cơ sở ra đời của những tín ngưỡng bản địa, từ đó làm rõ một số biến đổi của các tôn giáo chính thống khi kết hợp với các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.

 

Văn hóa dân gian

 

Nội dung: những vấn đề trong thuật ngữ, những tiền đề văn hóa xã hội hình thành và chi phối văn hóa dân gian Việt Nam; các thành tố cơ bản của văn hóa dân gian của tộc người chủ thể như: nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, các yếu tố khác như tâm thức dân gian, ứng xử dân gian. Trên cơ sở đó, nhấn mạnh và so sánh với văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam.

 

Văn hóa gia đình

 

Nội dung:

 

+ Những vấn đề lý luận chung về gia đình như: bản chất, nguồn gốc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của gia đình trong đời sống của con người; lịch sử hình thành và các hình thái gia đình trong lịch sử...

 

+ Những nét cơ bản trong văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam.

 

+ Thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

 

+ Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình ở Việt Nam và những cơ sở pháp lý để thực hiện.

 

Phương pháp điền dã dân tộc học

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về qui trình thu thập, phân loại, thẩm định, đánh giá tư liệu điền dã; kỹ thuật phỏng vấn, kiêng kỵ và tiếp cận của người dân tộc thiểu số; sử dụng các chương trình xử lý số liệu, xây dựng phương án và báo cáo điền dã.

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc bộ

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ trong mối quan hệ với những tiền đề văn hóa xã hội của khu vực, bao gồm: phương thức mưu sinh, chữ viết, văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán; sự biến đổi và giao lưu văn hóa vùng, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và văn hóa của người Kinh, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc bộ. Nội dung môn học bao gồm hai trọng tâm chính là vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung bộ và Tây Nguyên 

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc vùng Trung bộ và Tây Nguyên gắn với các điều kiện môi trường địa lý đặc thù: đồng bằng hẹp, duyên hải dài, có nhiều cửa sông, đầm phá, cao nguyên rộng lớn; những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc: Chăm, Ra Glai, Cor, Vân Kiều, Ê đê, Mơ nông, Ba na,... với các đặc trưng: tháp, nhà rông, cố đô, phố cổ, khu di tích Mỹ Sơn, văn hóa cồng chiêng, lễ bỏ mả và các văn hóa truyền miệng, nhà rông, phong tục tập quán...; mối quan hệ gắn bó giữa các tộc người cũng như sự khác biệt của từng nhóm văn hóa. Nội dung môn học bao gồm hai trọng tâm chính là vùng Trung,  Nam Trung bộ và Trường Sơn - Tây Nguyên.

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam bộ  

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam bộ gắn liền với điều kiện môi trường, địa lý đặc thù Nam bộ như đồng bằng, kênh rạch, sông, biển, với hai mùa: mưa và khô; những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ: văn hóa chùa và văn hóa kênh rạch, sông, nước, biển.

 

Quản lý nhà nước về văn hóa

 

Nội dung: những kiến thức khái quát về khoa học quản lý, lược sử công tác quản lý văn hóa và quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý văn hóa trên các lĩnh vực hoạt động cụ thể, bao gồm: nội dung, công cụ, phương pháp quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm,... Công cụ pháp lý để thực hiện quản lý bao gồm: Luật Di sản, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Báo chí... và những văn bản qui định khác. Đây là học phần cơ bản xác định nguyên tắc và công việc của người quản lý văn hóa tại cơ sở.

 

Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc trưng của các loại sự kiện văn hóa theo các tiêu chí phân loại cụ thể như: qui mô sự kiện, tính chất sự kiện, thời gian và đối tượng tổ chức sự kiện; những nguyên tắc, phương pháp tổ chức các loại sự kiện; các công việc của người tổ chức sự kiện, các kỹ năng của người triển khai, thực hiện; những điểm khác biệt trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác. Trên cơ sở đó, sinh viên thực hành xây dựng các chương trình cụ thể cho các loại sự kiện tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số.

 

Công tác dân vận      

 

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, tâm lý tiếp nhận, khả năng vận động, thuyết phục và hòa giải, nghệ thuật diễn giảng và dẫn chương trình, xử lý tình huống giao tiếp, những vấn đề cần chú ý khi giao tiếp với cộng đồng dân tộc thiểu số.

 

Tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc thù của hoạt động du lịch và hoạt động du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; những nguyên tắc và phương pháp thiết kế, tổ chức tuyến điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số; hướng dẫn và quản lý hoạt động của các điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số; hướng dẫn và quản lý hoạt động của các điểm du lịch; thực hành thiết kế các chương trình du lịch gắn với các cộng đồng dân tộc thiểu số.

 

Xây dựng và quản lý dự án văn hóa

 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguyên tắc và qui trình xây dựng dự án; hướng dẫn việc quản lý tiến độ, kiểm tra đánh giá hiệu quả dự án; thực hành xây dựng một số dự án văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

 

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com