Ngành Luật

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           LUẬT (Law)

Ngành Luật

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:

      4 năm

 

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết được một số vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

6

Ngoại ngữ

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

7

Tin học đại cương

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

8

Xây dựng văn bản pháp luật

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục thể chất

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

10

Giáo dục quốc phòng

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành

1

Lịch sử văn minh thế giới

6

Lý luận Nhà nước và pháp luật I, II

2

Đại cương văn hóa Việt Nam

7

Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam

3

Tâm lý học đại cương

8

Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới

4

Xã hội học đại cương

9

Luật học so sánh

5

Logic học

 

 

b. Kiến thức ngành

1

Luật Hiến pháp I, II

9

Luật Lao động I, II

2

Luật Hành chính

10

Luật Tài chính I, II

3

Luật Hình sự I, II, III

11

Luật Ngân hàng

4

Luật Dân sự I, II, III

12

Luật Đất đai

5

Luật Tố tụng hình sự I, II

13

Luật Môi trường

6

Luật Tố tụng dân sự I, II

14

Công pháp quốc tế I , II, III

7

Luật Hôn nhân và gia đình

15

Tư pháp quốc tế I , II, III

8

Luật Thương mại I, II, III

16

Luật thương mại quốc tế

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lịch sử văn minh thế giới

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo,văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

Đại cương văn hoá Việt Nam

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hoá,văn hoá truyền thống đến hiện đại như văn hoá Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm làvăn hoá truyền thống vàvăn hoá Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại.

Tâm lý học đại cương

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Học phần bao gồm các nội dung sau: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp – bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực.

Xã hội học đại cương

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như : xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa ….

Lôgic học

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của Lôgíc học truyền thống; một số nội dung của Lôgíc học hiện đại; lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

Lý luận Nhà nước và pháp luật I

Những nội dung chính: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước; nguồn gốc, bản chất và kiểu pháp luật; chức năng, hình thức (nguồn) của pháp luật; quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

Lý luận Nhà nước và pháp luật II

Những nội dung chính: Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật XHCN; pháp chế XHCN; pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hoá và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam

Những nội dung chính: Quá trình ra đời Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam; Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ đấu tranh chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc; Nhà nước và pháp luật phong kiến Đại Việt; Nhà nước và pháp luật thời kỳ thuộc Pháp; Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới

Những nội dung chính: Lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật; lịch sử nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản; nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Luật học so sánh

Những nội dung chính: Lý luận cơ bản về luật học so sánh; các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hệ thống pháp luật của các nước hồi giáo và của một số nước chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo; hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật của một số nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; pháp luật của một số nước ASEAN và pháp luật của một số nước Đông Á.

Luật Hiến pháp I

Những nội dung chính: Ngành luật Hiến pháp và khoa học luật hiến pháp; sự ra đời và phát triển của Hiến pháp trong lịch sử; lịch sử lập hiến Việt Nam; chế độ chính trị của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; chế độ kinh tế của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ bầu cử, quốc tịch, quốc kỳ, quốc ca của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Luật Hiến pháp II

Những nội dung chính: Tổng quan về bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; Chủ tịch Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; Chính phủ Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân; Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Luật Hành chính

Những nội dung chính: Luật hành chính và quản lý nhà nước; đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính; quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính; các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước; hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước; thủ tục hành chính; quyết định hành chính; địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức nhà nước; địa vị pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội; địa vị pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài; vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; các biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Luật Hình sự I

Những nội dung chính: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự; tội phạm; cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Luật Hình sự II

Những nội dung chính: Khái niệm trách nhiệm hình sự; khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan đến chấp hành hình phạt; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

Luật Hình sự III

Những nội dung chính: Các kiến thức về dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội phạm về môi trường; các tội về ma túy; các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Luật Dân sự I

Những nội dung chính: Khái niệm tài sản; đặc điểm của tài sản; phân loại tài sản và phân loại quyền tài sản; phân loại vật; khái niệm về quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu; khái niệm về quyền thừa kế; thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia di sản thừa kế.

Luật Dân sự II

Những nội dung chính: Khái niệm và phân loại hợp đồng; các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng;giao kết, thực hiện, các điều kiện bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng; sửa đổi chấm dứt hợp đồng; một sốhợp đồng dân sự và một số hợp đồng khác.

Luật Dân sự III

Những nội dung chính: Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới, trách nhiệm riêng rẽ; các loại và các trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Luật Tố tụng hình sự I

Những nội dung chính: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Luật Tố tụng hình sự II

Những nội dung chính: Khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; thi hành bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Luật Tố tụng dân sự I

Những nội dung chính: Khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự; thẩm quyền của Toà án nhân dân; cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng dân sự và người tham gia tố tụng dân sự; chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; án phí, chi phí tố tụng, lệ phí toà án và tiền phạt trong tố tụng dân sự.

Luật Tố tụng dân sự II

Những nội dung chính: Khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án dân sự; điều tra, tạm đình chỉ và đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự; hòa giải vụ án dân sự; phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự; thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự; thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự; giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.

Luật Hôn nhân và gia đình

Những nội dung chính: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; sự phát triển của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; các chế định cụ thể của Luật hôn nhân và gia đình Việt nam: kết hôn, huỷ hôn trái pháp luật; quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con và các thành viên khác trong gia đình; quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; chấm dứt hôn nhân; một số vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Luật Thương mại I

Những nội dung chính: Những kiến thức chung về Luật công ty và các loại hình công ty; doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể; doanh nghiệp nhà nước; hợp tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật Thương mại II

Những nội dung chính: Những vấn đề chung về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các giao dịch thương mại hàng hóa; pháp luật về vận chuyển hàng hoá, dịch vụ giao nhận hàng hoá và giám định hàng hóa; pháp luật về hoạt động trung gian thương mại; pháp luật về đấu thầu, đấu giá hàng hóa và pháp luật về các dịch vụ xúc tiến thương mại.

Luật Thương mại III

Những nội dung chính: Những vấn đề chung về phá sản và luật phá sản; thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thương gia; giải quyết tranh chấp thương mại; thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.

Luật Lao động I

Những nội dung chính: Phạm vi điều chỉnh của Luật lao động, những nguyên tắc của Luật lao động và nguồn của Luật lao động; quan hệ pháp luật lao động; hệ thống ngành Luật lao động; cơ chế ba bên và vai trò của nhà nước trong lĩnh vực lao động; tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Luật Lao động II

Những nội dung chính: Khái niệm, phân loại tranh chấp lao động, những ảnh hưởng của tranh chấp lao động đối với quan hệ lao động và xã hội; giải quyết tranh chấp lao động: những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động và cơ chế pháp luật giải quyết tranh chấp lao động.

Luật Tài chính I

Những nội dung chính: Lý luận chung về luật ngân sách nhà nước; chế độ pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước; pháp luật điều chỉnh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước; địa vị pháp lý của kho bạc nhà nước; chế độ pháp lý về hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý phạt vi trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Luật Tài chính II

Những nội dung chính: Lý luận chung về thuế và pháp luật thuế; pháp luật về thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế đối với người có thu nhập cao; thuế đất đai; xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế.

Luật Ngân hàng

Những nội dung chính: Những vấn đề lý luận về ngân hàng và pháp luật ngân hàng; địa vị pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng; pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối; pháp luật về tín dụng và ngân hàng; pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng.

Luật Đất đai

Những nội dung chính: Những vấn đề lý luận chung về sở hữu toàn dân đối với đất đai; các nguyên tắc cơ bản và chế độ quản lý nhà nước về đất đai trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sử dụng đất và địa vị pháp lý của người sử dụng đất; chế độ pháp lý của một số loại đất chuyên dụng: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở.

Luật Môi trường

Những nội dung chính: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm (đánh giá tác động môi trường, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, những khía cạnh pháp lý về quản lý chất thải); pháp luật về bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học; các khía cạnh pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường.

Công pháp quốc tế I

Những nội dung chính: Khái niệm Luật quốc tế; cấu trúc của hệ thống Luật quốc tế; mối quan hệ giữa Luật quốc tế và luật quốc gia; Luật quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá; các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; thực thi, tuân thủ Luật quốc tế; trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Công pháp quốc tế II

Những nội dung chính: Chủ quyền quốc gia, công nhận quốc gia, thừa kế quốc gia trong Luật quốc tế; quan hệ của quốc gia đối với các chủ thể khác của Luật quốc tế; dân cư trong Luật quốc tế; lãnh thổ trong Luật quốc tế.

Công pháp quốc tế III

Những nội dung chính: Khái niệm, các nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế; các cơ quan tài phán quốc tế: Tòa án Liên hiệp quốc, các tòa án quốc tế khác, trọng tài quốc tế.

Tư pháp quốc tế I

Những nội dung chính: Khái niệm, nguồn và chủ thể của tư pháp quốc tế; Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế (khái niệm xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật, quy phạm pháp luật xung đột); Các hệ thuộc cơ bản trong tư pháp quốc tế và vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài.

Tư pháp quốc tế II

Những nội dung chính: Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế; quyền thừa kế trong tư pháp quốc tế; hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế; quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật; quyền tác giả đối với vấn đề sở hữu công nghiệp.

Tư pháp quốc tế III

Những nội dung chính: Tố tụng dân sự quốc tế (khái niệm về tố tụng dân sự quốc tế, địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế, quốc gia và những người được hưởng quy chế ngoại giao trong tố tụng dân sự quốc tế, ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành các bản án của tòa án nước ngoài); Trọng tài trong tư pháp quốc tế (khái niệm và hình thức trọng tài thương mại, thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại quốc tế, thủ tục tố tụng trọng tài, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam).

Luật Thương mại quốc tế

Những nội dung chính: Những vấn đề chung về luật thương mại quốc tế; các thiết chế của luật thương mại quốc; hợp đồng thương mại quốc tế; thanh toán quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com