VẬN HÀNH, SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

Cập nhật: 31/07/2023 icon
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

VẬN HÀNH, SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của từng cụm chi tiết máy; bộ tắt máy, bộ điều tốc của động cơ; mô tơ và bơm dầu thủy lực, loại bánh răng, piston; của thiết bị điện trên máy như máy phát điện, máy đề, ắc quy, quạt gió, điều hòa không khí; của hệ thống hãm trên máy;

+ Trình bày được nguyên tắc căn chỉnh hệ thống thủy bình, phương hướng; nguyên lý căn chỉnh và đặt độ sâu búa chèn cho từng loại tà vẹt sắt, gỗ, bê tông; các bước kiểm tra độ chính xác của hệ thống nâng, giật, chèn theo số liệu đã khai báo trên máy vi tính; nguyên lý đo cao thấp, đường tên trên hệ thống đo của máy chèn;

+ Trình bày được nguyên lý truyền và phân tích số liệu của hệ thống đo trên máy vi tính của máy chèn; nguyên lý làm việc trong sơ đồ thiết kế tiêu chuẩn trong biểu đồ chức năng của hệ thống giật thẳng;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống sàng, hệ thống băng tải, hệ thống tời nâng, hệ thống đào, hệ thống nâng máy sàng;

+ Trình bày được trình tự, thao tác vận hành hệ thống nâng, giật, chèn; các hệ thống trên máy sàng; các loại máy thi công đường sắt loại cầm tay;

+ Trình bày được các vấn đề cơ bản về dung sai lắp ghép, đo đường kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, điện kỹ thuật, vật liệu kim loại, kỹ thuật số;

+ Giải thích được các hiện tượng xấu xảy ra khi động cơ xả khói đen, có tiếng kêu lạ, động cơ không phát huy hết công suất, động cơ làm việc không ổn định, trình bày được các biện pháp khắc phục;

+ Phân tích được nguyên nhân tụt áp dầu bôi trơn và biện pháp khắc phục, khi máy không di chuyển được; các dạng hao mòn, hư hỏng và các quy luật hao mòn các chi tiết chủ yếu trong động cơ và các bộ phận công tác của máy; các pha phân phối khí sớm muội, sự cần thiết phải có các pha phân phối khí.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc được bản vẽ lắp; vẽ được bản vẽ nhiều chi tiết theo mẫu; tra được bảng dung sai lắp ghép; đo và xác định được các hư hỏng của chi tiết;

+ Sửa chữa được phần cơ khí của các thiết bị điện (không thuộc điện điều khiển) trên máy thi công đường sắt; các hư hỏng về điện của hệ thống khởi động, bộ điều tốc, bộ tắt máy tự động; các lỗi thường gặp trên máy vi tính lắp trên máy; các lỗi hiển thị trên hệ thống đo (ngoài chương trình phần mềm);

+ Tháo lắp thành thạo đúng quy trình kỹ thuật tất cả các chi tiết và cụm chi tiết trên máy thi công đường sắt; tháo lắp thành thạo đúng yêu cầu kỹ thuật động cơ trên máy;

+ Xử lý được các hư hỏng của động cơ như động cơ không đạt công suất định mức, có tiếng kêu, không hạn chế được tốc độ vòng quay cực đại; các vấn đề kỹ thuật của một số mối lắp ghép như sơ mi với blốc máy, ắc và bạc ắc piston, xéc măng với piston;

+ Cạo rà bảo đảm yêu cầu kỹ thuật bạc lót cổ trục, bạc lót tay biên, bạc ắc với chốt ắc; mặt máy động cơ;

+ Phát hiện được các hư hỏng như áp suất dầu thấp, nóng, máy nổ không đều, có tiếng kêu, máy đề không khởi động được, hãm không hiệu quả;

+ Chỉnh được áp suất phun nhiên liệu của vòi phun bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; điều chỉnh được bơm cao áp, chế hòa khí, bơm kim phun thành thạo;

+ Làm được các công việc sửa chữa lớn các cơ cấu thuộc động cơ đốt trong, truyền động thủy lực, hệ thống gầm, hệ thống treo của máy thi công đường sắt;

+ Kiểm tra được các hư hỏng của xi lanh, piston, trục cơ, trục cam; kiểm tra được hệ thống sàng, hệ thống băng tải, hệ thống tời nâng, hệ thống đào, hệ thống nâng máy sàng;

+ Đề ra được biện pháp tổ chức sửa chữa phục hồi và kiểm định các chi tiết cơ khí trên máy (trừ chi tiết của động cơ và thủy lực khí nén);

+ Nghe, phát hiện và xử lý nhanh chóng các sự cố;

+ Làm thành thạo các công việc kiểm tra trước khi vận hành máy; công việc tháo lắp búa chèn;

+ Vận hành thành thạo máy chèn khi thi công trên đường thẳng và đường cong; trên đường ở chế độ tự động và chế độ có điều khiển;

+ Vận hành thành thạo hệ thống nâng, đào, sàng đá, hệ thống băng tải máy sàng;

+ Điều chỉnh thành thạo lượng nâng, giật bù trên hệ thống nâng, giật, chèn đường; cân chỉnh được hệ thống đo trên máy chèn;

+ Phát hiện và điều chỉnh được các sai lệch khi nâng, giật, chèn đường;

+ Tham gia lập quy trình kiểm tra, sửa chữa các thiết bị như máy đề, máy phát điện, quạt, máy nén khí, bơm và mô tơ thủy lực;

+ Tham gia xây dựng quy trình công nghệ phục hồi các chi tiết quan trọng của máy; quy trình sửa chữa lớn các bộ phận chính của máy trong xưởng chuyên dùng;

+ Tổ chức chỉ đạo trung, đại tu một động cơ hoàn chỉnh;

+ Tổ chức sửa chữa lớn và khắc phục các sự cố máy kịp thời ngoài hiện trường;

+ Tổ chức thi công cơ giới, phòng vệ địa điểm máy thi công;

+ Làm được chức trách quản lý điều hành sản xuất cấp tổ, đội.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề sinh viên làm được việc tại các tổ, đội thi công cơ giới trong các công ty quản lý, xây lắp đường sắt với chức danh kỹ thuật viên vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt hoặc có thể là tổ trưởng, đội trưởng thi công cơ giới.

4- Các môn học chính:

- Vẽ kỹ thuật cơ khí

- Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường

- Cơ lý thuyết

- Sức bền vật liệu

- Vật liệu và công nghệ cơ khí

- Điện kỹ thuật

- Chi tiết máy

- Nguội cơ bản

- Rèn cơ bản

- Gò tôn

- Kỹ thuật số

- Đường sắt thường thức

- Nhiên liệu dầu mỡ

- Cấu tạo và sửa chữa động cơ đốt trong

- Cấu tạo và sửa chữa bộ truyền động thủy lực và bộ phận chạy

- Cấu tạo và sửa chữa bộ phận truyền động khí nén và hệ thống hãm.

- Cấu tạo và sửa chữa hệ thống điện 1

- Cấu tạo và sửa chữa hệ thống điện 2

- Công trình đường sắt

- Pháp luật về đường sắt

- Kỹ thuật an toàn

- Tổ chức thi công giới

- Vận hành thiết bị cầm tay

- Kỹ thuật sơn

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được tính chất, công dụng các loại dầu, mỡ bôi trơn, nhiên liệu dùng trong máy thi công đường sắt;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong;

+ Trình bày được các vấn đề cơ bản về dung sai lắp ghép, đo đường kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật, vật liệu kim loại, kỹ thuật số;

+ Trình bày được cấp tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống sàng, hệ thống băng tải, hệ thống tời nâng, hệ thống đào, hệ thống nâng máy sàng; nội dung bảo dưỡng hàng ngày trên máy chèn, máy sàng;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nâng, giật, chèn; hệ thống đo trên máy chèn;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ truyền động thủy lực và bộ phận chạy; bộ truyền động khí nén và hệ thống hãm;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống điện trên máy thi công đường sắt;

+ Trình bày được trình tự, thao tác vận hành các hệ thống nâng, giật, chèn;

+ Trình bày được trình tự, thao tác vận hành các hệ thống trên máy sàng;

+ Trình bày được trình tự, thao tác vận hành các loại máy thi công đường sắt loại cầm tay.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Vệ sinh được két nước, két làm mát dầu, thùng dầu các loại, đường ống dầu trên các máy thi công đường sắt;

+ Vệ sinh được hệ thống sàng đá, hệ thống băng tải, hệ thống đào máy sàng; bộ phận công tác máy chèn;

+ Thay được dầu bôi trơn động cơ, cụm chi tiết tổng thành, tra được dầu mỡ bôi trơn trên máy;

+ Đọc được các bản vẽ thiết kế chi tiết;

+ Rà xu páp trong động cơ đốt trong đúng quy định;

+ Kê kích, căn chỉnh máy, tổng thành máy an toàn khi sửa chữa.

+ Kiểm tra được lực đàn hồi của các loại lò xo;

+ Tháo lắp và điều chỉnh đúng yêu cầu các cụm chi tiết máy như cụm phân phối, cụm tay biên, cụm ly hợp, hộp số;

+ Sửa chữa được bơm dầu, bơm nước, máy nén khí;

+ Cạo rà được các loại bạc trên động cơ đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật như khe hở, độ tiếp xúc;

+ Điều chỉnh được phanh, ly hợp trên máy;

+ Sửa chữa được các cơ cấu: truyền động cơ khí, bộ phận chạy, bộ phận công tác;

+ Làm được công việc tháo lắp búa chèn;

+ Vận hành thành thạo động cơ và các hệ thống trên máy nâng, giật, chèn;

+ Vận hành được hệ thống nâng, đào, sàng đá, hệ thống băng tải máy sàng;

+ Thay được răng xích cào đá, guốc hãm, tấm cao su chắn gạt đá, hệ thống giảm chấn, bơm nhiên liệu, ắc quy;

+ Làm được các công việc kiểm tra trước khi vận hành máy;

+ Vận hành thành thạo các loại máy thi công đường sắt loại cầm tay bảo đảm an toàn;

+ Làm được chức danh quản lý kỹ thuật của tổ, nhóm.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp nghề học sinh:

- Trực tiếp vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt;

- Làm việc được tại các tổ, đội thi công cơ giới trong các công ty quản lý, xây lắp đường sắt với trách nhiệm kỹ thuật viên hoặc có thể là tổ trưởng tổ thi công cơ giới.

4- Các môn học chính:

- Vẽ kỹ thuật cơ khí

- Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường

- Cơ kỹ thuật

- Vật liệu và công nghệ cơ khí

- Điện kỹ thuật

- Chi tiết máy

- Nguội cơ bản

- Rèn cơ bản

- Gò tôn

- Kỹ thuật số

- Đường sắt thường thức

- Nhiên liệu dầu mỡ

- Cấu tạo và sửa chữa động cơ đốt trong

- Cấu tạo và sửa chữa bộ truyền động thủy lực và bộ phận chạy

- Cấu tạo và sửa chữa bộ truyền động khí nén và hệ thống hãm

- Cấu tạo và sửa chữa hệ thống điện

- Công trình đường sắt

- Kỹ thuật an toàn

- Pháp luật về đường sắt

- Vận hành thiết bị cầm tay

- Kỹ thuật sơn

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com