QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN

Cập nhật: 29/07/2023 icon
 

QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế và kiến thức về khai thác tàu, khai thác cảng, đại lý tàu, giao nhận hàng, kế toán, tài chính và tổ chức quản lý lao động, marketing;

+ Nắm được một số kỹ thuật hành chính về soạn thảo văn bản, sắp xếp hồ sơ công việc trong phần mình phụ trách;

+ Nắm được các nghiệp vụ tổ chức, quản lý kinh doanh khai thác trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vận tải;

+ Nắm được kiến thức về nghiệp vụ thuê tàu, khai thác tàu biển, luật hàng hải, công ước quốc tế, chính sách kinh tế - xã hội;

+ Hiểu biết các chính sách phát triển kinh tế và tình hình thị trường vận tải trong và ngoài nước;

+ Hiểu biết các chứng từ, hợp đồng liên quan đến vận tải, giao nhận hàng;

+ Nắm được công tác thống kê, kế toán tài chính, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lập kế hoạch chuyến đi, kế hoạch điều động tàu, theo dõi quá trình tàu vận hành;

+ Quản lý hoạt động của tàu, đặc biệt là đội tàu biển;

+ Quản lý hoạt động của cảng sông, cảng biển đặc biệt là cảng biển được tiến hành trong mối quan hệ phức tạp và nhiều mặt với quốc tế;

+ Quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hải;

+ Thiết lập mối quan hệ với chủ hàng, người thuê tàu, đại lý, môi giới, cảng biển;

+ Phối kết hợp với các phòng ban chức năng có liên quan;

+ Đánh giá, phân tích được tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp;

+ Sử dụng một số chương trình vi tính, mạng thông dụng;

+ Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Cung cấp các thông tin liên quan cho các phòng ban có liên quan để hỗ trợ và quyết toán hiệu quả của hoạt động;

+ Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Vận dụng những kiến thức được đào tạo vào thực tế công tác và tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí công tác của mình.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng trực tiếp làm công tác:

+ Khai thác tàu theo các loại hình khai thác tàu chuyến hoặc tàu chợ;

+ Đại lý tàu, môi giới hàng hải;

+ Thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, giao nhận đường biển, kiểm kiện;

+ Lập kế hoạch, các phương án khai thác cảng, các phương án xếp dỡ, giải phóng tàu, điều độ ở cảng;

+ Tổ chức lao động tiền lương trong doanh nghiệp;

+ Thống kê kế toán, phân tích tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp;

+ Quản trị ở các bộ phận kinh doanh, marketing của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.

4- Các môn học chính

- Kinh tế chính trị

- Luật kinh tế

- Toán kinh tế

- Văn bản và lưu trữ

- Kinh tế vi mô

- Marketing căn bản

- Lý thuyết thống kê

- Hàng hóa

- Tin học ứng dụng

- Quản trị học

- Địa lý vận tải

- Lý thuyết Tài chính

- Nguyên lý kế toán

- Kinh tế vĩ mô

- Luật vận tải

- Kinh tế vận tải

- Anh văn chuyên ngành 1

- Kinh tế quốc tế

- Quản trị dự án đầu tư

- Quản trị Marketing

- Quản trị nhân sự

- Quản trị khai thác cảng

- Anh văn chuyên ngành 2

- Quản trị khai thác đội tàu

- Thương vụ vận tải

- Đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa

- Thống kê vận tải

- Phân tích hoạt động kinh doanh

- Thực tập chuyên môn

- Thực tập tốt nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế và kiến thức về khai thác tàu, khai thác cảng, đại lý tàu, giao nhận hàng, kế toán, tài chính và tổ chức quản lý lao động, marketing;

+ Nắm được một số kỹ thuật hành chính về soạn thảo văn bản, sắp xếp hồ sơ công việc trong phần mình phụ trách;

+ Nắm được các nghiệp vụ tổ chức, quản lý kinh doanh khai thác trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vận tải;

+ Nắm được kiến thức về nghiệp vụ thuê tàu, khai thác tàu biển, luật hàng hải, công ước quốc tế, chính sách kinh tế - xã hội;

+ Hiểu biết các chính sách phát triển kinh tế và tình hình thị trường vận tải trong và ngoài nước;

+ Hiểu biết các chứng từ, hợp đồng liên quan đến vận tải, giao nhận hàng.

+ Nắm được công tác phân tích, thống kê kế toán, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lập kế hoạch chuyến đi, theo dõi quá trình tàu vận hành, quản lý hoạt động của tàu;

+ Thiết lập mối quan hệ với chủ hàng, người thuê tàu, đại lý, môi giới, cảng biển;

+ Phối kết hợp với các phòng ban chức năng có liên quan;

+ Đánh giá, phân tích được tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

+ Sử dụng được một số chương trình vi tính, mạng thông dụng;

+ Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Cung cấp các thông tin liên quan cho các phòng ban có liên quan để hỗ trợ và quyết toán hiệu quả của hoạt động;

+ Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng trực tiếp làm công tác:

+ Khai thác tàu theo các loại hình khai thác tàu chuyến hoặc tàu chợ;

+ Đại lý tàu, môi giới hàng hải;

+ Thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, giao nhận đường biển, kiểm kiện;

+ Lập kế hoạch, các phương án khai thác cảng, các phương án xếp dỡ, giải phóng tàu, điều độ ở cảng;

+ Tổ chức lao động tiền lương trong doanh nghiệp;

+ Thống kê kế toán, phân tích tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp;

+ Ở các bộ phận kinh doanh, marketing; của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.

4- Các môn học chính

- Kinh tế chính trị

- Luật kinh tế

- Kinh tế vi mô

- Marketing căn bản

- Lý thuyết thống kê

- Hàng hóa

- Quản trị học

- Địa lý vận tải

- Lý thuyết tài chính

- Nguyên lý kế toán

- Luật vận tải

- Kinh tế vận tải

- Anh văn chuyên ngành 1

- Quản trị nhân sự

- Quản trị khai thác cảng

- Quản trị khai thác đội tàu

- Thương vụ vận tải

- Đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa

- Phân tích hoạt động kinh doanh

- Thực tập chuyên môn

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com