QUẢN TRỊ BUỒNG PHÒNG

Cập nhật: 29/07/2023 icon
 

QUẢN TRỊ BUỒNG PHÒNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nêu được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận Buồng trong hoạt động của khách sạn;

+ Mô tả được vai trò, nhiệm vụ, các vị trí công việc và các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong bộ phận Buồng phòng;

+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất vệ sinh sử dụng tại bộ phận Buồng và công dụng của chúng;

+ Mô tả được các loại buồng, loại giường trong khách sạn;

+ Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn buồng phòng khách sạn;

+ Giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn nói chung và bộ phận Buồng phòng nói riêng để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

+ Giải thích được các nguyên tắc quản lý nhân sự, quản lý hành chính trong bộ phận Buồng phòng;

+ Trình bày được kế hoạch đào tạo cho nhân viên bộ phận Buồng phòng;

+ Nêu được các trang thiết bị và các loại đồ cung cấp cho buồng khách;

+ Trình bày được nguyên tắc quản lý những thiết bị, dụng cụ, hóa chất, đồ cung cấp và vật tư cho bộ phận Buồng phòng;

+ Nêu được những rủi ro trong bộ phận Buồng phòng;

+ Giải thích được các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của bộ phận Buồng phòng;

+ Giải thích được các nội quy, quy định của bộ phận Buồng phòng và các quy trình tiêu chuẩn;

+ Giải thích được những nguyên tắc quản lý chung bộ phận Buồng phòng.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Giao tiếp được với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách của từng vị trí công việc tại bộ phận Buồng phòng;

+ Giao tiếp được với các bộ phận có liên quan;

+ Sử dụng được các loại trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất vệ sinh;

+ Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận Buồng;

+ Thực hiện được các kỹ thuật, phương pháp làm vệ sinh đúng cách và an toàn đối với các loại bề mặt khác nhau trong khách sạn;

+ Quản lý được nhân sự bộ phận Buồng phòng;

+ Quản lý được trang thiết bị buồng khách và vật tư hàng hóa của bộ phận Buồng phòng;

+ Giám sát và quản lý được tiêu chuẩn chất lượng của bộ phận buồng;

+ Sắp xếp được thời gian làm việc hiệu quả;

+ Thực hiện được việc đào tạo nhân viên;

+ Xử lý được những rủi ro trong bộ phận Buồng phòng;

+ Quản lý được công việc hành chính bộ phận Buồng phòng;

+ Xây dựng được các nội quy, quy định của bộ phận Buồng và các quy trình tiêu chuẩn;

+ Quản lý được an toàn và an ninh bộ phận Buồng phòng;

+ Tổ chức, phục vụ được các sự kiện và tiệc tại khu biệt thự.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề Quản trị Buồng phòng, sinh viên làm việc được tại các vị trí công việc khác nhau tại bộ phận Buồng phòng trong các cơ sở kinh doanh lưu trú như: nhân viên Buồng phòng, nhân viên vệ sinh khu vực công cộng, nhân viên giặt là, nhân viên thư ký, giám sát viên của bộ phận Buồng phòng, trợ lý trưởng bộ phận Buồng phòng, trưởng bộ phận Buồng phòng trong các cơ sở kinh doanh lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc tàu du lịch, giảng viên dạy thực hành nghề cho các lớp sơ cấp buồng phòng trong các trường dạy nghề Khách sạn.

4- Các môn học chính:

- Tổng quan du lịch và khách sạn

- Marketing du lịch

- Quan hệ và giao tiếp trong kinh doanh du lịch

- Chăm sóc khách hàng

- Nghiệp vụ văn phòng

- Môi trường du lịch

- Phục vụ buồng, phòng khách

- Phục vụ các khu vực công cộng

- Thực hiện các công việc vệ sinh không thường xuyên

- An toàn an ninh khách sạn

- Kiểm soát an toàn và an ninh bộ phận Buồng phòng

- Cung cấp dịch vụ bổ sung tại bộ phận Buồng phòng

- Giám sát tiêu chuẩn và các quy trình vệ sinh

- Nghiệp vụ lễ tân

- Nghiệp vụ nhà hàng

- Kỹ năng giám sát

- Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch

- Quản trị nguồn nhân lực

- Tổ chức quản lý và đào tạo tại bộ phận Buồng phòng

- Thực tập nghiệp vụ năm 1 (tại cơ sở)

- Thực tập nghiệp vụ năm 2 (tại cơ sở)

- Thực tập tốt nghiệp năm 3 (tại cơ sở)

- Tiếng Anh chuyên ngành

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com