Ngành Sư phạm Ngữ văn

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           SƯ PHẠM NGỮ VĂN (Philology Teacher Education)

Ngành Sư phạm Ngữ văn

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Ngữ văn thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Về kiến thức

Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Ngữ văn, về khoa học giáo dục. Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn học dân gian, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Văn hóa học v.v.

Về kỹ năng

Có kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học Ngữ văn; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy - học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Sau khi tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn tại các trường trung học phổ thông, cao đẳng và đại học, hoặc có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội khác có nhu cầu sử dụng (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học, ngôn ngữ v.v.).

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác – Lênin

8

Giáo dục Quốc phòng

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

10

Tin học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

11

Tâm lý học

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

12

Giáo dục học

6

Ngoại ngữ

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

7

Giáo dục thể chất

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

1.

Lôgích học đại cương

11.

Văn học Trung Quốc

2.

Cơ sở văn hóa Việt Nam

12.

Văn học Pháp

3.

Thực hành văn bản tiếng Việt

13.

Văn học Nga

4.

Nguyên lý lý luận văn học

14.

Dẫn luận ngôn ngữ học

5.

Tác phẩm văn học và thể loại văn học

15.

Từ vững - Ngữ nghĩa TV

6.

Văn học dân gian Việt Nam

16.

Ngữ pháp TV

7.

Văn học Việt Nam Trung đại I

17.

Văn bản Hán văn Trung Quốc

8.

Văn học Việt Nam Trung đại II

18.

Văn bản Hán – Nôm Việt Nam

9.

Văn học Việt Nam Hiện đại I

19.

Lý luận dạy học Ngữ văn

10.

Văn học Việt Nam Hiện đại II

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lôgic học đại cương

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản của logic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa logic học và triết học; các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logic học hình thức; các quy luật logic cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy logic chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học; bản chất, đặc biệt và quan hệ của các khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng, từ đó vận dụng các quy luật logic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức chung về văn hóa và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố, những đặc trưng và quy luật phát triển của văn hóa Việt Nam, các vùng văn hóa Việt Nam; phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức văn hóa học vào phân tích ngôn ngữ và tác phẩm văn học.

Thực hành văn bản tiếng Việt

Nội dung môn học chủ yếu là những kỹ năng thực hành ngôn ngữ văn bản tiếng Việt: các yêu cầu về dùng từ, đặt câu, đoạn văn, kết cấu văn bản và kỹ năng sử dụng chữ viết tiếng Việt.

Nguyên lý lý luận văn học

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức tổng quát, cơ bản về lý luận văn học (đặc trưng của văn học, quan hệ của văn học với thực hiện, chức năng và tính khuynh hướng của văn học, quá trình tiếp nhận văn học…); rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận văn học vào phân tích tác phẩm văn học cụ thể.

Tác phẩm văn học và thể loại  văn học

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về tác phẩm văn học với các thành tố cơ bản như chủ đề, đề tài, nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện, giọng điệu, ngôn từ, thi pháp v.v…; những kiến thức lý luận về ba phương thức biểu đạt chính của văn học (tự sự, trữ tình, kịch), nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học qua các thời kỳ lịch sử; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận văn học vào phân tích tác phẩm văn học cụ thể.

Văn học dân gian Việt Nam  

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức khái quát về văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa, những đặc trưng và giá trị cơ bản của văn học dân gian; các thể loại chủ yếu, các vùng và các thời kỳ phát triển của văn học dân gian Việt Nam; rèn kỹ năng tiếp cận và phân tích các tác phẩm văn học dân gian.

Văn học trung đại Việt Nam I (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức khái quát về sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam: các bộ phận văn học, các giai đoạn phát triển, những thể loại chính, những nội dung chính, những tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo; các hiện tượng văn học, sự kiện văn học, các tác giả tiêu biểu của văn học Lý - Trần, văn học thế kỷ XV,  văn học thế kỷ XVI và thế kỷ XVII; rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.

Văn học trung đại Việt Nam II (Từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX: trào lưu chủ nghĩa nhân đạo, những thành tựu lớn ở cả sáng tác chữ Hán và Nôm, thành tựu nghệ thuật rực rỡ ở thể loại văn học dân tộc viết bằng ngôn ngữ dân tộc, các tác giả tiêu biểu; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.

Văn học hiện đại Việt Nam I   (Từ đầu thế kỷ XX đến 1945)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Những đặc điểm và quy luật của tiến trình văn học, những xu hướng và hiện tượng văn học chủ yếu, những thể loại chính, những thành tựu và hạn chế, những tác gia tiêu biểu; những tri thức về sự phát triển của tiếng Việt và sự đóng góp to lớn của chữ quốc ngữ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam; rèn luyện các kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam.

Văn học hiện đại Việt Nam II (Từ 1945 đến cuối thế kỷ XX)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỷ XX: Những đặc điểm và quy luật của tiến trình văn học, những thể loại chính, những thành tựu và hạn chế, những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và văn học thời kỳ đổi mới; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam.

Văn học Trung Quốc  

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tiến trình văn học Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại trên các phương tiện đặc trưng thể loại, các mô típ nhân vật, những tác gia tiêu biểu, những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Trung Quốc.

Văn học Pháp 

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tiến trình văn học Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, trên các phương diện trào lưu, thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu, những ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Pháp.

Văn học Nga

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản đặc điểm, tiến trình văn học Nga từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX trên các phương diện hệ vấn đề, các môtíp nhận vật, những khuynh hướng phong cách thể loại của những tác gia tiêu biểu, những ảnh hưởng qua lại của văn học Nga đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Nga.

Dẫn luận Ngôn ngữ học

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về chất, chức năng, bản thể của ngôn ngữ, nguồn gốc của ngôn ngữ, mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy, về hệ thống và các cấp độ, đơn vị của ngôn ngữ; những tri thức căn bản, mở đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa của ngôn ngữ và trong một chừng mực nhất định, một số vấn đề về ngữ dựng; những thao tác làm việc cần thiết để sinh viên nhận thức được rõ hơn, thực hành tốt hơn về những vấn đề nói trên.

Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về từ vựng học: đơn vị từ vựng, hệ thống từ vừng, quan hệ từ vựng…, các thao tác làm việc trong lĩnh vực từ vựng, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp hệ thống, phân loại…, rèn luyện kỹ năng sử dụng từ và phân tích giá trị của từ ngữ trong sử dụng.

Ngữ pháp tiếng Việt

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức ngữ pháp đại cương như: đơn vị ngữ pháp (NP), ý nghĩa NP, hình thức NP, quan hệ NP, phạm trù NP,… các trường phái và khuynh hướng chủ yếu trong ngữ pháp học để có thể lựa chọn và vận dụng vào tiếng Việt; rèn luyện kỹ năng phân tích và tạo câu.

Văn bản Hán văn Trung Quốc

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ sở về Hán văn, bao gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự biểu ý của người Hán, các quy tắc cú pháp, các hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường dùng; khái niệm chung, những tri thức thông thường về thể loại Hán văn và những tri thức văn hóa có liên quan để có thể lý giải được một số văn bản Hán văn Trung Quốc và Việt Nam.

Văn bản Hám Nôm Việt Nam 

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về một nền văn tự cổ của Việt Nam đã từng được sử dụng để ghi chép về văn hóa và văn chương Việt Nam trong lịch sử: điều kiện ra đời và quá trình phát triển của chữ Nôm, đặc điểm loại hình văn tự khối vuông biểu ý, tính chất ghi âm đặc biệt của chữ Nôm, cấu trúc của chữ Nôm và cách đọc; phân biệt các cách đọc âm khác nhau trong chữ Nôm (Tiền Hán Việt, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa, đọc chỉnh âm), kỹ năng phân tích các kiểu mô thức cấu trúc của chữ Nôm (chữ đơn hay vay mượn, chữ ghép hay sáng tạo, các tiểu loại chữ Nôm…).

Lý luận dạy học Ngữ văn

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản và kỹ năng về phương pháp dạy học Ngữ văn: phương pháp dạy học Văn, phương pháp dạy học tiếng Việt, phương pháp dạy học làm văn trong nhà trường phổ thông, phương pháp thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động dạy học.

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com