Ngành Sư phạm Âm nhạc

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           SƯ PHẠM ÂM NHẠC (Music Education)

Ngành Sư phạm Âm nhạc

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các tr­ường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá - nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Về kiến thức

Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy âm nhạc, bao gồm các kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, tâm lý học, giáo dục học, ngoại ngữ  và âm nhạc.

Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc và khả năng quản lý công tác dạy học âm nhạc ở các cơ quan quản lý giáo dục.

Về kỹ năng

- Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc.

- Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc.

- Có khả năng thể hiện các ca khúc nghệ thuật, diễn tấu được các bản nhac soạn cho đàn Electric Keyboard.

- Có nghiệp vụ dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thông và trình độ cao đẳng, đại học.

- Nắm đư­ợc phư­ơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc.

- Có năng lực tuyên truyền, giáo dục âm nhạc.

- Biết tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà tr­ường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ.

 Biết theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành bậc học nhằm không ngừng nâng cao trình độ.

- Trợ giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học âm nhạc.

- Có khả năng đóng góp vào phong trào âm nhạc chung.

- Biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

8

Tin học

2

Tư tưởng Hồ Chí minh

9

Tâm lý học                                 

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Giáo dục học

4

Ngoại ngữ

11

Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT

5

Giáo dục thể chất

12

Nghệ thuật học đại cương

6

Giáo dục quốc phòng

13

Cơ sở văn hoá Việt Nam

7

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp    

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Lý thuyết âm nhạc  1

2

Lý thuyết âm nhạc  2

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Ký X­ướng âm 1

9

Thanh nhạc 2

2

Ký Xư­ớng âm 2

10

Nhạc cụ (đàn phím điện tử) 1

3

Ký X­ướng âm 3

11

Nhạc cụ (đàn phím điện tử) 2

4

Ký Xư­ớng âm 4

12

Lý luận dạy học Âm nhạc

5

Hoà âm 1

13

Hát đồng ca, hợp x­ướng

6

Hoà âm 2

14

Phân tích tác phẩm âm nhạc 1

7

Hoà âm 3

15

Phân tích tác phẩm âm nhạc 2

8

Thanh nhạc 1

 

 

 

Thực tập sư phạm

 

 

1

Thực tập sư phạm 1

2

Thực tập sư phạm 2

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lý thuyết âm nhạc 1

Học phần bao gồm các nội dung: Nghiên cứu các vấn đề của lý thuyết âm nhạc từ khái niệm về Âm thanh - Âm nhạc đến Quãng ở các giọng trưởng và thứ.

Lý thuyết âm nhạc 2

Học phần bao gồm các nội dung: Đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề của lý thuyết âm nhạc từ Hợp âm đến Ký hiệu một số thủ pháp biểu diễn.

Ký xướng âm 1           

Hướng dẫn phương pháp đọc cao độ, trường độ của các bài tập âm nhạc một bè âm gam đô trưởng, gam la thứ; ký âm gam  trưởng có một dấu hoá; ký âm gam  thứ  có một dấu hoá.

Ký xướng âm 2           

Rèn luyện kỹ năng nghe để ký âm được những bài tập âm nhạc một bè. Ký xướng âm gam  trưởng có hai dấu hoá; ký xướng âm gam  thứ  có hai dấu hoá.

Ký xướng âm 3

Ký xướng âm gam  trưởng có ba dấu hoá; ký xướng âm gam thứ có ba dấu hoá. Rèn luyện kỹ năng nghe để ký âm được những bài tập âm nhạc, những tác phẩm âm nhạc hai bè.

Ký xướng âm 4           

Ký xướng âm gam  trưởng có bốn, năm dấu hoá; ký xướng âm gam  thứ  có bốn, năm dấu hoá. Rèn luyện kỹ năng nghe để ký âm được những bài tập âm nhạc, những tác phẩm âm nhạc hai bè.

Hoà âm 1        

Học phần bao gồm các nội dung: Giới thiệu từ những khái niệm ban đầu về hợp âm đến nối tiếp thể đảo.

Hoà âm 2        

Tiếp theo cho đến hết Nối tiếp các Hợp âm

Hoà âm 3        

Giới thiệu Ly điệu và Chuyển điệu cấp I.

Phân tích tác phẩm âm nhạc 1          

Các phương tiện biểu hiện âm nhạc và khái niệm về phân tích tác phẩm âm nhạc; hình thức các loại đoạn đơn và đoạn phức; hình thức Biến tấu, Rondo, Sonate.

Phân tích tác phẩm âm nhạc 2

Những kiến thức cơ bản để phân tích tác phẩm âm nhạc cụ thể; ph­ương pháp và quy trình phân tích tác phẩm âm nhạc.

Thanh nhạc 1

Giới thiệu từ khái niệm thanh nhạc đến phương pháp hát cộng minh. Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc thể một đoạn đơn đến hai đoạn đơn, âm vực dưới 2 quãng 8; Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc thể một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn âm vực dưới 2 quãng 8.

Thanh nhạc 2

Giới thiệu khái niệm hát liền giọng. Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc về hát liền giọng, thể hai đoạn đơn, ba đoạn đơn âm vực trong khoảng 2 quãng 8; Giới thiệu khái niệm hát nhanh, hát nẩy. Luyện tập các mẫu âm (luyện thanh), các bài dân ca (trong nước và ngoài nước), các ca khúc về hát nhanh, hát nẩy thể hai đoạn đơn, ba đoạn đơn âm vực trong 2 quãng 8. và trên 2 quãng 8.

Nhạc cụ 1       

Luyện ngón các gam trưởng, thứ hoà thanh từ 1 đến 2 dấu hoá với các tiết tấu: liền tiếng, ngắt tiếng, móc đơn và móc kép (C, G, D, Am, Em): hợp âm rải ngắn, dài; hợp âm 3 nốt;

Luyện ngón các gam trưởng, thứ hoà thanh từ 1 đến 2 dấu hoá với các tiết tấu khác nhau: liền tiếng, ngắt tiếng, rời tiếng, móc đơn và móc kép (C, G, D, Am, Em): Hợp âm rải ngắn, dài; hợp âm 3 nốt; Tempo cần đạt nốt đen từ 60-80 khi luyện chơi nốt móc kép.

Nhạc cụ 2

Nâng cao sự điêu luyện trong kỹ thuật:  biết phân câu nhạc, ý nhạc, đáp ứng được yêu cầu những chỗ ngắt, nghỉ, ngân, luyến láy, đặc biệt về cường độ mạnh nhẹ, sắc thái to nhỏ; sử dụng âm sắc các loại nhạc cụ trong đàn phím điện tử, để ứng dụng phù hợp cho mỗi đoạn nhạc ở từng tác phẩm cụ thể.

Sử dụng âm sắc các loại nhạc cụ trong đàn phím điện tử, để ứng dụng phù hợp cho mỗi đoạn nhạc ở từng tác phẩm cụ thể. Sử dụng bộ nhớ để phối hợp với phần thu hoà thanh tự động cho các bài Piano cổ điển hoặc các phong cách âm nhạc khác.

Hát đồng ca, hợp xướng  

- Học phần giới thiệu các hình thức hát đồng ca, hợp xướng, giới thiệu vị trí, chức năng của các bè trong hát đồng ca, hợp xướng.

- Luyện tập kỹ năng về hát liền giọng, hát nảy và sử lý sắc thái, tình cảm một tác phẩm thuộc thể loại đồng ca, hợp xướng.

Lý luận dạy học âm nhạc  

Học phần trình bày từ  khái niệm về  phương pháp đến các phương pháp dạy học và giáo dục âm nhạc.

Thực tập sư phạm 1

Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp  Chủ nhiệm; thực tập giảng dạy (day 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).

Thực tập sư phạm 2

Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm; nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com