Ngành Nông lâm kết hợp

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           NÔNG LÂM KẾT HỢP (Agroforestry)

Ngành Nông lâm kết hợp

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học về Nông lâm kết hợp có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản, năng lực thực hành và kỹ năng chẩn đoán, đánh giá, phát triển các hệ thống nông - lâm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của các địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất của người trí thức xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức và tác phong nghề nghiệp mẫu mực.

Về kiến thức chuyên môn: Có kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, phát triển và quản lý các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam trên hai cấp độ cảnh quan và nông hộ.

Về kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Nông lâm kết hợp có các kỹ năng trong công tác liên ngành và đa ngành, năng lực và kỹ năng tiếp cận hệ thống để chẩn đoán, thiết kế, xây dựng, phát triển, đánh giá và quản lý các hệ thống nông lâm kết hợp bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của các địa phương.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1

Triết học Mác - Lênin

9

Hóa học

2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

10

Hoá phân tích

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Sinh học đại cương

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Sinh học phân tử

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Toán cao cấp

6

Ngoại ngữ

14

Xác suất - Thống kê

7

Giáo dục thể chất

15

Tin học đại cương

8

Giáo dục quốc phòng

 

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Thực vật học

4

Thổ nhưỡng

2

Sinh lý thực vật

5

ứng dụng viễn thám trong quản lý nông lâm nghiệp

3

Đo đạc

 

 

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Giống cây trồng nông - lâm nghiệp

6

Khuyến nông

2

Lâm nghiệp xã hội đại cương

7

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

3

Lâm học

8

Phân tích thị trường nông lâm sản

4

Nguyên lý nông lâm kết hợp

9

Kiến thức bản địa

5

Hệ thống nông lâm kết hợp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Thực vật học:

Nội dung: Hình thái và giải phẫu thực vật: mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng của thực vật, sinh sản của thực vật. Phân loại thực vật: các phương pháp phân loại - đơn vị phân loại - cách gọi tên, phân loại giới thực vật, phân loại các lớp thực vật.

Sinh lý thực vật:

Nội dung: Các khái niệm cơ bản và quá trình sinh lý tế bào và phân tử thực vật; dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước, quang hợp, hô hấp và điều hòa hoặc môn. Sinh trưởng và phát triển của cây và mối quan hệ với môi trường.

Đo đạc:

Nội dung: Khái niệm đo đạc. Sử dụng bản đồ lâm nghiệp, sai số trong đo đạc, nguyên lý đo cao, đo dài, lưới khống chế. Đo đạc và lập bản đồ lâm nghiệp.

Thổ nhưỡng:

Nội dung: Khái niệm về đất và quá trình hình thành đất. Thành phần cơ giới và kết cấu đất. Nước, không khí, nhiệt trong đất và các đặc tính vật lý khác của đất.

Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.

Thành phần hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng trong đất.

Phản ứng của đất: độ chua, độ kiềm, tính đệm và phản ứng oxy hóa khử.

Một số nhóm đất chính của Việt Nam (sử dụng và cải tạo): Đất bạc mầu, đất cát biển, đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất đồi núi.

Thực hành: Đào và mô tả phẫu diện, xác định thành phần cơ giới theo phương pháp vê tay (cùng với quá trình đào và mô tả phẫu diện). Phân tích độ chua pHKCl, pHnước. Xác định tổng chất hữu cơ theo Walkley-Black.

Ứng dụng viễn thám trong quản lý nông lâm nghiệp

Cung cấp cho người học kiến thức về viễn thám và ứng dụng trong quan trắc, quy hoạch và quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, quản lý nguồn tài nguyên và môi trường nông lâm nghiệp.

Giống cây trồng nông lâm nghiệp:

Cung cấp cho người học kiến thức, phương pháp và kỹ thuật cải lượng cây trồng áp dụng các nguyên lý di truyền và các khoa học có liên quan. Các phương pháp nhân giống, xây dựng vườn giống, rừng giống và duy trì, kiểm soát chất lượng giống, bảo tồn nguồn gen.

Lâm nghiệp xã hội đại cương:

Lâm nghiệp xã hội và các hoạt động của lâm nghiệp xã hội. Môi trường hoạt động của lâm nghiệp xã hội và vai trò của người dân trong lâm nghiệp xã hội. Phương pháp tiếp cận lâm nghiệp xã hội. Phổ cập lâm nghiệp và xây dựng mô hình lâm nghiệp xã hội.

Lâm học:

Khái niệm chung về kỹ thuật lâm sinh, các nguyên lý kỹ thuật lâm sinh, các phương thức lâm sinh, kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng.

Nguyên lý nông lâm kết hợp:

Môn học này nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản nhất về một số nguyên lý nông lâm kết hợp chính, làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác thuộc ngành nông lâm kết hợp cũng như cho việc vận dụng các nguyên lý này vào các công việc chuyên môn có liên quan đến nghiên cứu, phát triển, đánh giá, thiết kế các hệ nông lâm kết hợp.

Hệ thống nông lâm kết hợp:

Cung cấp cho người học về vai trò và sự cần thiết của việc sử dụng đất theo hướng nông lâm kết hợp phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Phương pháp phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam.

Khuyến nông:

Các nguyên lý, phương pháp và dịch vụ khuyến nông. Kỹ năng truyền đạt thông tin trong giao tiếp đối thoại và trước cử tọa đông thuộc các nhóm đại chúng, chuyên môn nghề nghiệp, hoặc có nền văn hóa khác nhau. Cách phát biểu và cách nghe. Đối tác bằng lời nói hay cử chỉ, biện luận hay thuyết phục. Sử dụng các trợ huấn cụ thô sơ đến hiện đại.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng:

Cung cấp cho người học các phương pháp lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý tài nguyên nói chung. Phối hợp các phương pháp quản lý tài nguyên, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người dân trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đề cao vai trò của cộng đồng đối với tài nguyên.

Phân tích thị trường nông lâm sản:

Cung cấp cho người học kiến thức và khả năng phân tích vai trò của thị trường nông lâm sản, phân tích được cấu trúc, kênh thị trường của một loại nông lâm sản cụ thể, đề xuất giải pháp tác động, tiếp thị và quảng bá hàng hóa nông lâm sản.

Kiến thức bản địa:

Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và phân loại kiến thức bản địa, điều tra phát hiện kiến thức bản địa, phương pháp lưu giữ kiến thức bản địa và sử dụng kiến thức bản địa trong phát triển.

 

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com