Ngành Kỹ thuật khai thác thuỷ sản

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT KHAI THÁC THỦY SẢN (Fishing technology)

Ngành Kỹ thuật khai thác thuỷ sản

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư có trình độ cao về kỹ thuật, quản lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực khai thác thủy sản, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý Nhà nước.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Khai thác thủy sản có khả năng:

- Vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn.

- Có kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất.

- Thiết kế, chế tạo và tổ chức thí nghiệm ngư cụ.

- Nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản.

- Am hiểu luật pháp liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.

- Có kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu.

- Có khả năng làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả kể cả bằng ngoại ngữ.

- Có khả năng ứng dụng tin học để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

- Hiểu biết về công tác an toàn sản xuất và tìm kiếm cứu nạn.

- Đạt chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng.

- Có kiến thức về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Có đủ sức khỏe và khả năng hành nghề.

- Có ý thức và khả năng tự học suốt đời.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

Giải tích 1

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Giải tích 2

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Vật lý 1

4

Ngoại ngữ cơ bản

11

Vật lý 2

5

Giáo dục thể chất

12

Hoá học đại cương

6

Giáo dục quốc phòng - an ninh

13

Tin học đại cương

7

Đại số

 

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Cơ học lý thuyết

8

Kỹ thuật Hàng hải

2

Cơ học chất lỏng

9

Công nghệ chế tạo ngư cụ

3

Thiết bị khai thác cá

10

Ngư trường - Nguồn lợi thủy sản

4

Kỹ thuật điện-Điện tử đại cương

11

An toàn cho người và tàu cá

5

Máy điện - Vô tuyến điện hàng hải

12

Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ

6

Khí tượng hải dương

13

Kinh tế và quản lý nghề cá

7

Luật biển và pháp luật Hàng hải

14

Sinh thái học cá biển

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Kỹ thuật thăm dò cá

5

Cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác TS

2

Kỹ thuật khai thác 1

6

Cơ sở điều khiển đối tượng và quá trình đánh bắt

3

Kỹ thuật khai thác 2

7

Quản lý khai thác thủy sản

4

Cơ sở kỹ thuật sinh học khai thác thủy sản

 

 

 

Thực tập và đồ án

 

 

1

Thực tập giáo trình

3

Đồ án tốt nghiệp

2

Thực tập tốt nghiệp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Cơ học lý thuyết

+ Phần thứ nhất - Phần tĩnh: Xây dựng các khái niệm cơ bản về vật rắn và lực tác dụng, thiết lập các qui luật cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của lực và việc vận dụng các qui luật đó vào giải quyết các bài toán kỹ thuật.

+ Phần thứ hai - Phần động học: Thiết lập qui luật chuyển động của vật thể về mặt hình học và các phương pháp giải quyết cũng như việc vận dụng các qui luật đó trong thực tế kỹ thuật.

+ Phần thứ ba - Phần động lực học: Thiết lập và nghiên cứu các qui luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực, các phương pháp giải quyết cũng như việc vận dụng vào kỹ thuật các qui luật xây dựng nên mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động của vật thể và lực tác dụng một cách toàn diện.

Cơ học chất lỏng

+ Phần thứ nhất (phần đại cương): Xây dựng các khái niệm cơ bản, các qui luật chung của chất lỏng về cân bằng, chuyển động và lực tương tác giữa chất lỏng với các vật thể khác:Các khái niệm cơ bản, thuỷ tỉnh, thuỷ động học, động lực học chất lỏng lý tưởng và chất lỏng thực, định lý biến thiên động lượng và momen động lượng, phương pháp thứ nguyên và đồng dạng.

+ Phần thứ hai (phần chuyên đề): Nghiên cứu các qui luật tổng quát về chuyển động tương tác giữa chất lỏng với các vật thể cũng như việc vận dụng các kết quả của chúng vào giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan các lĩnh vực chuyên ngành: Chuyển động của chất lỏng trong ống và tổn thất năng lượng, chuyển động phẳng không xoáy của chất lỏng, phản lực thuỷ động và chuyển động của vật trong chất lỏng, lý thuyết cánh, lớp biên và sức cản nhớt, lý thuyết sóng.

Thiết bị khai thác cá

Các hiểu biết về vấn đề cơ giới nghề cá, các bộ phận chủ yếu của thiết bị cơ giới nghề cá, các thiết bị cơ giới nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, thiết bị đánh cá không dùng lưới. 

Kỹ thuật điện-Điện tử              

+ Khái niệm cơ bản về mạch điện, mạch điện hình Sin một pha, ba pha; cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại máy điện thông dụng (máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một chiều).

+Cấu tạo, nguyên lý làm việc các linh kiện điện tử, các mạch điện tử cơ bản; một số ứng dụng các mạch điện tử thông dụng trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp, tính toán mạch điện và xác định các thông số điện cơ bản.

Máy điện - Vô tuyến điện hàng hải

Nguyên lý cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cấu trúc khối của các thiết bị điện tử hàng hải; các phương pháp lắp đặt máy phù hợp với điều kiện thực tế, lắp đặt hợp lý các an ten của máy đàm thoại dải tần HF, MF, ra đa hàng hải, máy định vị GPS, lắp đặt đầu dò máy đo sâu và dò cá, máy dò ngang; cài đặt các tham số trong MENU cho phù hợp với thực tế Việt Nam; các MODE hiển thị trên màn hình.

Khí tượng -hải dương

Các quá trình vật lý trong khí quyển, các hình thái thời tiết và phương pháp dự báo, hải dương học đại cương và động lực học nước biển, khí tượng - hải dương học ứng dụng trong nghề cá.

Luật biển và pháp luật hàng hải

Những kiến thức cơ bản về luật biển, hệ thống pháp luật về hàng hải, nghiệp vụ thực thi pháp luật hàng hải.

Kỹ thuật hàng hải 

Những kiến thức cơ bản về hàng hải, sử dụng các thiết bị như la bàn, hải đồ, bảng thuỷ triều trong hàng hải và đánh cá biển, các phương pháp xác định vị trí tàu, vị trí mục tiêu trên biển ...; kỹ thuật điều khiển tàu biển trong những tình huống khác nhau, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tính điều khiển tàu, phương pháp điều động tàu cơ bản.

Công nghệ chế tạo ngư cụ

Các khái niệm cơ bản về vật liệu và kết cấu vật liệu dùng trong nghề cá: xơ sợi, chỉ lưới và lưới đánh cá. Các thông số kỹ thuật của xơ sợi, chỉ lưới và lưới đánh cá. Dây dùng trong nghề cá và phụ tùng ngư cụ. Công nghệ chế tạo ngư cụ. Đánh giá hao mòn, bảo quản vật liệu và ngư cụ

Ngư trường-nguồn lợi thủy sản

Đặc trưng môi trường biển Việt Nam, đặc điểm ngư trường các vùng biển; đặc trưng khu hệ cá biển Việt Nam và sự phân bố theo ngư trường và mùa vụ, đặc trưng sinh học cá biển Việt Nam; các phương pháp đánh giá trữ lượng và dự báo đàn cá khai thác vùng nhiệt đới cho nghề cá đa loài, đa nghề; thực trạng nghề cá, quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

An toàn cho người và tàu cá

Những quy định chung về bảo hộ lao động; luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động, kỹ thuật vệ sinh lao động; an toàn điện, phòng chống cháy nổ trên tàu cá; an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn và trong khai thác cá.

Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ

Tổng quan về hoạt động của ngư cụ trong quá trình khai thác cá, những vấn đề chung về nghiên cứu tính toán thiết kế ngư cụ, các loại lực tác động lên ngư cụ, mối quan hệ giữa hình dạng ngư cụ và tải trọng tác dụng lên ngư cụ, các phương pháp xác định hình dạng và tải trọng của ngư cụ, mô hình tương tự trong thiết kế ngư cụ.

Kinh tế và quản lý nghề cá

Biến động đàn cá và hoạt động đánh bắt, mô hình kinh tế sinh học đơn giản, phân tích đầu tư, mô hình Gordon-Schaefer, kinh tế học tàu cá, các vấn đề trong quản lý.

Sinh thái học cá biển

Phân loại, đặc điểm sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng và di cư của cá biển. Mối tương quan giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh đối với đời sống cá.

Kỹ thuật thăm dò cá  

Các vùng nước và các yếu tố môi trường, đàn cá và sự tập trung của đàn cá, các phương pháp và phương tiện kỹ thuật phục vụ thăm dò cá, tổ chức công tác thăm dò cá.

Kỹ thuật khai thác 1

Nguyên lý làm việc, cách phân loại ngư cụ, cấu tạo, phương pháp tính toán các thông số cơ bản phục vụ thiết kế ngư cụ; kỹ thuật khai thác của lưới rê, lưới rùng, lưới vây và các loại ngư cụ có sử dụng nguồn sáng.

Kỹ thuật khai thác 2 

Nguyên lý làm việc, cách phân loại ngư cụ, cấu tạo, phương pháp tính toán các thông số cơ bản phục vụ thiết kế ngư cụ; kỹ thuật khai thác của lưới kéo, câu và ngư cụ bẫy.

Cơ sở kỹ thuật sinh học trong khai thác thủy sản

Đặc tính chung của các trường vật lý, đánh giá tác động của trường lên đối tượng đánh bắt; các trường vật lý sử dụng trong khai thác cá: trường ánh sáng, trường âm thanh, trường điện, trường thủy động, trường nhiệt, trường các chất hòa tan và lơ lửng, trường màn bọt khí; phương hướng sử dụng trường vật lý nâng cao hiệu quả khai thác.

Cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác thủy sản

Khái niệm cường lực, công suất khai thác; các phương pháp xác định cường lực, công suất khai thác; lý thuyết về tính chọn lọc ngư cụ; phương pháp nghiên cứu tính chọn lọc của ngư cụ; tính toán hệ số chọn lọc, đường cong chọn lọc; các phương pháp nâng cao tính chọn lọc.

Cơ sở điều khiển đối tượng và quá trình đánh bắt

Tập tính đối tượng đánh bắt và các phương pháp mô tả; thông kê mô tả tập tính cá theo các phương pháp đánh bắt khác nhau; các hình thức và phương pháp điều khiển quá trình đánh bắt cá; các hệ thống điều khiển đối tượng đánh bắt; các phương pháp tối ưu hóa qúa trình đánh bắt.

Quản lý khai thác thủy sản    

Những vần đề liên quan đến quản lý nghề cá, yêu cầu và sử dụng thông tin, số liệu quản lý, biện pháp và quá trình quản lý, công tác quản lý khai thác thuỷ sản ở Việt Nam.

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com