Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 5 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cầu đường đào tạo người kỹ sư toàn diện có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, có đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Kỹ sư ngành Cầu Đường (chuyên ngành Cầu và chuyên ngành Đường) được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có hiểu biết sâu sắc về quy hoạch giao thông, cơ học, sức bền vật liệu, phân tích kết cấu, công nghệ và tổ chức, quản lý thi công. Các kỹ sư ngành Cầu Đường có khả năng lập các dự án đầu tư, thiết kế, thi công các công trình cầu, đường, tổ chức và quản lý công trường, có khả năng tiếp cận các lĩnh vực khoa học-công nghệ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành Cầu Đường có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp, các công ty tư vấn thiết kế-đầu tư, các công ty xây dựng công trình, các công ty quản lý khai thác cầu-đường, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo trọng lĩnh vực xây dựng công trình.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Giáo dục đại cương
1
Triết học Mác – Lênin
9
Đại số
2
Kinh tế chính trị Mác - Lênin
10
Giải tích 1
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
11
Giải tích 2
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam
12
Vật lý 1
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
13
Vật lý 2
6
Ngoại ngữ cơ bản
14
Hoá học đại cương
7
Giáo dục thể chất
15
Tin học đại cương
8
Giáo dục quốc phòng
Kiến thức cơ sở ngành
16
Hình họa
30
Thực tập Địa chất công trình
17
Vẽ kỹ thuật 1
31
Cơ học đất
18
Cơ học cơ sở 1
32
Trắc địa
19
Cơ học cơ sở 2
33
Thực tập Trắc địa (1tuần)
20
Sức bền Vật liệu 1
34
Kết cấu Bê tông cốt thép
21
Sức bền Vật liệu 2
35
Đồ án kết cấu BTCT
22
Cơ học kết cấu 1
36
Kết cấu thép
23
Cơ học kết cấu 2
37
Nền và móng
24
Các phương pháp số
38
Đồ án Nền và móng
25
Cơ học môi trường liên tục
39
Cơ sở kiến trúc và quy hoạch đô thị
26
Động lực học công trình
40
Máy Xây dựng
27
Thuỷ lực cơ sở
41
Kinh tế xây dựng
28
Vật liệu xây dựng
42
Môi trường trong xây dựng
29
Địa chất công trình
Thực tập và đồ án tốt nghiệp
43
Thực tập
44
Đồ án tốt nghiệp
Cơ học cơ sở 2
Sau khi học xong Cơ học cơ sở 1, Cơ học cơ sở 2 nhằm đi sâu vào một số vấn đề của cơ học có nhiều ứng dụng nhiều trong kỹ thuật như lý thuyết va chạm, ổn định chuyển động và dao động cơ học trong kỹ thuật, nhằm rút ngắn khoảng cách và làm nối giữa lý thuyết cơ học và các ứng dụng trong kỹ thuật.
Nội dung chính của học phần bao gồm một số vấn đề chọn lọc của cơ học chưa được đề cập tới trong Cơ học cơ sở 1, đó là:
- Chuyển động tương đối, lý thuyết va chạm
- Một số mệnh đề cơ bản của cơ học giải tích
- Lý thuyết ổn định chuyển động và dao động cơ học
Sức bền vật liệu 1
Học phần quy định theo khung chương trình giáo dục của ngành Xây dựng công trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tính toán độ bền và độ cứng của thanh trong các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ sở để nghiên cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Ngoài ra học phần này còn nhằm mục đích xây dựng và bước đầu tạo cho sinh viên những trực giác kỹ thuật trong việc nhìn nhận sự làm việc của công trình, hình ảnh vật lý của các vấn đề kỹ thuật.
Nội dung cơ bản của học phần bao gồm các vấn đề sau:
- Các khái niệm cơ bản về ứng lực, ứng suất trong bài toán thanh.
- Trạng thái ứng suất đơn và phức tạp trong thanh
- Các thuyết bền
- Các đặc trưng hình học cần thiết khi tính toán thanh
- Các bài toán thanh chịu xoắn và chịu uốn phẳng.
Sức bền vật liệu 2
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu hơn và gần với thực tế hơn các kiến thức đã được trình bày trong Sức bền vật liệu 1 như: thanh chịu lực phức tạp, thanh thành mỏng, ổn định thanh chịu nén, dao động ngang của thanh, tính thanh có kể đến biến dạng dẻo v.v.
Nội dung chính của học phần bao gồm:
- Thanh chịu lực phức tạp,
- Một số vấn đề đặc biệt trong lý thuyết uốn và xoắn thanh,
- ổn định của thanh chịu nén đúng tâm,
- Thanh chịu tải trọng động,
- Tính độ bền kết cấu theo trạng thái giới hạn.
Cơ học kết cấu 1
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và kỹ năng tính toán nội lực các hệ thanh tĩnh định làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính. Chuẩn bị kiến thức để nghiên cứu tiếp học phần tiếp theo về tính toán hệ siêu tĩnh. Nội dung chính của học phần là nghiên cứu các hệ thanh phẳng tĩnh định bao gồm các vấn đề sau:
- Phân tích cấu tạo hình học
- Phân tích nội lực của hệ chịu tải bất động và di động
- Khái niệm hệ không gian.
Cơ học kết cấu 2
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và kỹ năng tính toán nội lực của các hệ thanh siêu tĩnh làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính.
Nội dung chính của học phần bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định chuyển vị trong hệ thanh phẳng đàn hồi tuyến tính
- Khái niệm về hệ siêu tĩnh - bậc siêu tĩnh
- Phương pháp lực và cách tính hệ thanh phẳng siêu tĩnh
- Phương pháp chuyển vị tính hệ thanh phẳng
Các phương pháp số
Nội dung của học phần giới thiệu một số các phương pháp số dùng để phân tích kết cấu, đặc biệt tập trung nghiên cứu phương pháp phần tử hữu hạn từ cơ sở lý luận đến thuật toán và khai thác các chương trình tính toán.
Cơ học môi trường liên tục
Nội dung chính của học phần bao gồm các phần sau:
- Các khái niệm cơ bản của Cơ học môi trường liên tục
- Lý thuyết về ứng suất, biến dạng, chuyển vị của vật thể 3 chiều bất kỳ
- Hệ phương trình cơ bản của Cơ học MTLT trong trường hợp tổng quát và trong các môi trường đàn hồi tuyến tính, chất lỏng và chất khí
- Lý thuyết đàn hồi tuyến tính tổng quát
- Bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi
- Bài toán đối xứng trục của lý thuyết đàn hồi
Động lực học công trình
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản và khả năng phân tích dao động kết cấu chịu các nguyên nhân tác dụng động. Sinh viên có khả năng xác định nội lực động, chuyển vị động và đánh giá được hiện tượng cộng hưởng.
Nội dung học phần bao gồm các khái niệm về dao động của hệ kết cấu với giả thiết có một bậc tự do, có số hữu hạn bậc tự do và có số bậc tự do bằng vô cùng. Tính toán các dao động riêng, dao động cưỡng bức ứng với các loại lực kích thích của các hệ kết cấu theo các sơ đồ tính được giả thiết về số bậc tự do.
Thuỷ lực cơ sở
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các quy luật cơ bản về cân bằng và chuyển động của chất lỏng cùng các biện pháp áp dụng các quy luật này vào thực tế xây dựng. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng giải quyết các bài toán thuỷ lực phục vụ cho các nhu cầu về nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý các hệ thống thiết bị, công trình có liên quan tới môi trường chất lỏng.
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản sau:
- Thuỷ tĩnh học,
- Động lực học chất lỏng,
- Sức cản thuỷ lực - tổn thất cột nước,
- Chuyển động đều trong ống có áp, trong kênh hở, kênh kín
- Chuyển động không đều trong kênh và sông
Vật liệu xây dựng
Nội dung của học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng, kim loại, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, gỗ, chất kết dính vô cơ, bê tông asphal Ngoại các vấn đề trên còn có cỏc bài thí nghiệm giới thiệu phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu xây dựng.
Địa chất công trình
Địa chất công trình là học phần cơ sở nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đất đá xây dựng, một số tính chất nước, vật lý và cơ học của đất đá, nước dưới đất, các quá trình liên quan với hoạt động địa chất của mưa, nước mặt và địa chất của nước dưới đất, các hiện tượng, quá trình địa chất nội - ngoại động lực, các phương pháp khảo sát địa chất công trình làm cơ sở cho công tác qui hoạch, thiết kế, thi công, khai thác, bảo vệ công trình và cảnh quan môi trường xây dựng.
Sau khi kết thúc học phần này sinh viên phải có được các kiến thức cơ bản, cập nhật về đất đá xây dựng.
Thực tập Địa chất công trình
Thực tập ngoài hiện trường nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình của một khu vực bằng các phương pháp khảo sát địa chất công trình khác nhau: trực quan, khoan, xuyên, nén, đổ hút nước thí nghiệm. Sau khi kết thúc thực tập sinh viên phải được trang bị kiến thức thực tế về địa chất công trình để có thể đánh giá được điều kiện địa mạo, cấu tạo địa chất, địa tầng, các hiện tượng quá trình địa chất phục vụ cho công tác xây dựng.
Cơ học đất
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bản chất của đất, các giả thuyết lý thuyết và thực nghiệm, các quá trình cơ học xẩy ra trong đất khi chịu các tác động bên ngoài và bên trong, sự hình thành của đất, các pha hợp thành đất, các đặc trưng vật lý của đất, các tính chất cơ học và các đặc trưng liên quan, sự phân bố ứng suất trong đất, các vấn đề về biến dạng, sức chịu tải của nền đất, ổn định của khối đất và áp lực đất lên các vật rắn. Trên cơ sở đó, vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình.
Nội dung chính bao gồm các vấn đề sau:
- Các tính chất cơ học của đất;
- Xác định ứng suất trong đất;
- Độ bền, ổn định của khối đất, áp lực đất lên vật chắn;
- Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền công trình.
Trắc địa
Nội dung chính của học phần bao gồm các vấn đề trắc địa cơ bản nhưng cần thiết cho xây dựng công trình như: định vị điểm, định hướng đường thẳng, bản đồ địa hình, sử dụng bản đồ, tính toán trắc địa, đo góc, đo dài, đo cao, lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao, đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình, các dạng công tác bố trí công trình, bố trí đường cong tròn, đo vẽ hoàn công, quan trắc biến dạng công trình.
Thực tập trắc địa
Nội dung chính của học phần bao gồm các vấn đề sau:
Sử dụng máy kinh vĩ và máy nivô để đo các yếu tố cơ bản: đo góc bằng, đo góc đứng, đo dài bằng vạch ngắm xa và mia đứng, đo cao lượng giác, đo cao hình học.
Kết cấu bê tông cốt thép
Nội dung của học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kết cấu bê tông cốt thép cũng như khả năng thiết kế các dạng kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Nắm được sự làm việc của bê tông và cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép, từ đó nắm được các nguyên lý cấu tạo và tính toán kết cấu bê tông cốt thép. Sau khi học xong sinh viên có thể thiết kế được các dạng kết cấu bê tông cốt thép thông thường.
Nội dung của học phần bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Tính toán và cấu tạo các cấu kiện chịu uốn, chịu nén, chịu xoắn và kéo,
- Tính toán biến dạng và nứt
- Tính toán và cấu tạo các cấu kiện có ứng suất trước
- Sàn phẳng.
Đồ án kết cấu bê tông cốt thép
Vận dụng những kiến thức đã học trong học phần Kết cấu bê tông cốt thép về tính toán và cấu tạo các cấu kiện chịu uốn để thiết kế một kết cấu cụ thể, ví dụ sàn sườn toàn khối có bản loại dầm. Tập dượt cho sinh viên cách thể hiện một bản vẽ thi công và làm quen với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kết cấu thép
Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của kết cấu thép bao gồm : vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cách cấu tạo và tính toán các loại liên kết hàn, liên kết bu lông, liên kết đinh tán, cách thiết kế các cấu kiện cơ bản như dầm thép, cột thép, dàn thép.
Nền và móng
Nội dung chính của học phần này đề cập tới các vấn đề sau:
Các nguyên tắc chung của thiết kế Nền và móng, tính toán các móng nông, móng sâu, các giải pháp kết cấu cũng như các phương pháp gia cố nền khi xây dựng công trình trên nền đất yếu, móng chịu tải trọng động nói chung và động đất nói riêng.
Đồ án Nền và móng
Vận dụng những kiến thức đã học trong các học phần "Cơ học đất", "Nền và móng" để tính toán và thiết kế các móng thông thường.
Cơ sở kiến trúc và quy hoạch đô thị
Giới thiệu những khái niệm cơ bản của công tác thiết kế kiến trúc và công tác quy hoạch xây dựng đô thị.
Nội dung của học phần bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Các khái niệm cơ bản về cơ sở kiến trúc
- Các khái niệm chung về đô thị và công tác quy hoạch xây dựng đô thị
- Các cơ sở của việc lập quy hoạch chung đô thị
- Cấu trúc của đô thị
- Quy hoạch khu dân cư đô thị
- Một số nguyên tắc quy hoạch và quản lý xây dựng công trình công cộng
Máy xây dựng
Học phần gồm 8 chương trình bày các kiến thức cơ bản về:
- Đặc điểm, cấu tạo chung của Máy xây dựng,
- Cấu tạo, tính năng kỹ thuật, khai thác sử dụng, tính toán đơn giản ... các loại máy thường sử dụng trong xây dựng cơ bản như máy nâng, máy làm đất, thiết bị gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác máy xây dựng.
Kinh tế xây dựng
Học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản nhất về kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng cũng như các kiến thức về kinh tế - kỹ thuật xây dựng nhằm giúp sinh viên học tập tốt các học phần khác có liên quan và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người kỹ sư xây dựng khi ra trường.
Nội dung học phần đề cập tới các vấn đề cơ bản sau:
- Quá trình hình thành công trình xây dựng, vai trò, đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng,
- Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng,
- Kinh tế trong đầu tư, thiết kế và ứng dụng kỹ thuật xây dựng,
- Những vấn đề cơ bản về lao động, tiền lương, cung ứng vật tư, vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng,
- Giá, chi phí và lợi nhuận trong xây dựng
Môi trường trong xây dựng
Nội dung của học phần trình bày một số khái niệm và kiến thức cơ bản về môi trường trong xây dựng và sự phát triển bền vững, những nguyên lý và giải pháp bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng. Sau khi nghiên cứu học phần này sinh viên biết vận dụng các kiến thức được cung cấp vào thực tế thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp