Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành giáo dục mầm non có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công tác giáo dục trẻ và có khả năng học ở trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể
Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
Về kiến thức
Nắm vững hệ thống kiến thức giáo dục đại cương (tâm lý học, giáo dục học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, ...) cần thiết cho việc hình thành năng lực nghề nghiệp.
Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non, cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới của lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non.
Về kỹ năng
Có kỹ năng nghiên cứu và đánh giá sự phát triển của trẻ em.
Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ.
Có các kỹ năng chuyên biệt đáp ứng được yêu cầu đặc thù của giáo dục mầm non.
Có kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Có kỹ năng vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục mới vào thực tiễn giáo dục trẻ.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
6
Giáo dục Quốc phòng
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
7
Tin học
3
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
8
Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT
4
Ngoại ngữ
9
Phương pháp nghiên cứu khoa học
5
Giáo dục thể chất
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1
Tâm lý học trẻ em 1
5
Sinh lý trẻ em
2
Tâm lý học trẻ em 2
6
Vệ sinh và dinh dưỡng trẻ em
3
Giáo dục học mầm non 1
7
Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ
4
Giáo dục học mầm non 2
8
Văn học trẻ em
Kiến thức ngành
1
Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em
5
Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em
2
Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ em
6
Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ em
3
Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh
7
Giáo dục hoà nhập
4
Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
8
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Thực tập sư phạm
1
Thực tập sư phạm 1
2
Thực tập sư phạm 2
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Tâm lý học trẻ em 1
Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lí luận chung về tâm lí học trẻ em và những đặc điểm phát triển tâm lý trẻ em từ lọt lòng đến 3 tuổi.
Tâm lý học trẻ em 2
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (3- 6 tuổi), những kiến thức về tâm lý học sư phạm và nhân cách người giáo viên mầm non.
Giáo dục học mầm non 1
Học phần trang bị cho sinh viên:
- Những vấn đề chung của giáo dục học mầm non.
- Một số quan điểm về giáo dục mầm non trên thế giới và trong nước.
- Chương trình giáo dục mầm non
- Các nhiệm vụ giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (giáo dục sức khỏe, giáo dục trí tuệ, giáo dục tình cảm - đạo đức xã hội cho trẻ) và vai trò của giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Giáo dục học mầm non 2
Học phần này trang bị cho sinh viên lý luận và kỹ năng về:
- Tổ chức các hoạt động (hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, học tập, lao động...) và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường Mầm non theo hướng tích hợp.
- Tổ chức ngày hội, lễ ở trường Mầm non
- Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
- Đánh giá các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non.
Sinh lý trẻ em
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. Trên cơ sở đó có những biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách phù hợp.
Vệ sinh và dinh dưỡng trẻ em
Học phần trang bị những kiến thức cơ bản bao gồm:
- Về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của vệ sinh trẻ em; hệ thống hoá các kiến thức chung về vệ sinh học, sự phát triển trẻ em và mối liên hệ giữa chúng với nhau. Từ đó xác định các phương pháp chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ hợp lý thông qua việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non và hướng dẫn sinh viên đánh giá quá trình này.
- Về đối tượng nghiên cứu của dinh dưỡng trẻ em; làm rõ vai trò, nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với trẻ em, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Từ đó nắm được cách tổ chức dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non và quản lý được quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số bệnh và các cách cấp cứu tai nạn thường gặp ở trẻ em. Trên cơ sở đó có những biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách phù hợp.
Văn học trẻ em
Học phần trang bị cho sinh viên về những nội dung cơ bản của văn học trẻ em trong và ngoài nước. Cụ thể là:
- Văn học dân gian cho trẻ em: ý nghĩa của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của trẻ thơ; giới thiệu các thể loại truyện kể dân gian và thơ ca dân gian; phân tích những tác phẩm tiêu biểu phù hợp với trẻ mầm non.
- Văn học trẻ em Việt nam: giới thiệu các giai đoạn phát triển của văn học trẻ em Việt
- Văn học trẻ em nước ngoài: giới thiệu tình hình sáng tác cho các em ở nhiều nước trên thế giới ; một số tác giả tiêu biểu viết cho trẻ em.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Học phần trang bị cho sinh viên những quan điểm sư phạm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, kiến thức và kỹ năng thực hành các phần mềm tiện ích trong giảng dạy và quản lý Giáo dục mầm non: Phần mềm Kidsmart – học mà chơi, chơi mà học của Edmark, phần mềm quản lý dinh dưỡng Nutrikids, phần mềm Happykids, phần mềm Powerpoint.
Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em
Học phần này trang bị cho sinh viên 2 nội dung:
- Những vấn đề lý luận giáo dục thể chất, bao gồm: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của lý luận giáo dục thể chất; mối quan hệ giữa lý luận giáo dục thể chất với các khoa học khác; sơ lược lịch sử giáo dục thể chất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sở khoa học của lý luận giáo dục thể chất.
- Quá trình giáo dục thể chất cho trẻ em, bao gồm: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và đánh giá hoạt động giáo dục thể chất của trẻ ở trường mầm non. Quá trình này luôn được cập nhật với xu thế đổi mới của ngành học như: “ tiếp cận tích hợp”, “dạy học hướng vào người học”.
Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ em
Học phần cung cấp cho sinh viên:
Những vấn đề chung của quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non; đặc điểm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non; phương pháp, hình thức, phương tiện hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non.
Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn học; những vấn đề lý luận chung của môn học (vai trò của tri thức đối với sự phát triển trẻ em, bản chất và đặc điểm quá trình lĩnh hội tri thức ở trẻ em). Từ đó, xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức và các phương tiện cho trẻ làm quen môi trường xung quanh cũng như lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả tổ chức quá trình này cho trẻ mầm non.
Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp phát triển lời nói trẻ em với tư cách là một lĩnh vực khoa học (có đối tượng và phương pháp nghiên cứu). Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm phát triển của trẻ có liên quan đến sự phát triển lời nói, sinh viên được cung cấp các kiến thức về nhiệm vụ, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc và lời nói nghệ thuật qua thơ, truyện dành cho trẻ nhỏ, chuẩn bị cho trẻ học tiếng Việt ở lớp 1 và giáo dục trẻ văn hoá giao tiếp ngôn ngữ. Các giờ thực hành ở trường mầm non giúp sinh viên có được những kiến thức từ thực tiễn để hiểu thêm lý thuyết đã học và cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn giảng dạy.
Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ em
Học phần cung cấp cho sinh viên những nội dung sau:
Cơ sở lý luận về vai trò giáo dục của âm nhạc, đặc điểm lứa tuổi trẻ có liên quan đến hoạt động âm nhạc; Hệ thống các phương pháp dạy học âm nhạc trong trường mầm non.
Tổ chức vận dụng và thực hành phương pháp dạy trẻ các hoạt động âm nhạc: dạy hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc.
Nắm vững các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non. Lồng ghép hoạt động âm nhạc với các hoạt động khác như tạo hình, thơ truyện, môi trường xung quanh, thể dục, vui chơi, lễ hội,.v.v…
Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em
Học phần này cung cấp cho sinh viên những nội dung sau:
Những vấn đề tâm lý cơ bản về sự hình thành và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em; mục đích, nhiệm vụ, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo các độ tuổi.
Lý luận và thực hành của chương trình bộ môn hướng tới việc cung cấp và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động và đánh giá khả năng hoạt động của trẻ em bằng hệ thống các phương pháp, hình thức phù hợp với xu hướng phát huy tính tích cực của trẻ, đảm bảo nguyên tắc tiếp cận tích hợp.
Các yêu cầu cơ bản về việc lựa chọn tác phẩm và cách thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình; Sử dụng tác phẩm nghệ thuật tạo hình khi tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính tích hợp.
Giáo dục hoà nhập
Học phần này trang bị cho sinh viên các vấn đề:
Trẻ khuyết tật, phân loại các dạng tật; các hình thức giáo dục cho trẻ khuyết tật; các vấn đề về giáo dục hoà nhập, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật với trẻ bình thường và trẻ có những khả năng đặc biệt, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; nhận biết và chẩn đoán một số tật; cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non.
Thực tập sư phạm 1
Sinh viên được tham quan, kiến tập ở trường mầm non và tập dượt tổ chức một số hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Thực tập sư phạm 2
Sinh viên thực tập tổ chức tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Vận dụng lí luận đã học vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ. Sinh viên có kĩ năng đánh giá và điều chỉnh các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp