Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục đặc biệt có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt ở độ tuổi mầm non và tiểu học theo yêu cầu của ngành giáo dục đặc biệt (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập); có khả năng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh, giáo viên ở các cấp học trong nuôi dạy và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục đặc biệt. Ngoài ra, các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên ở các trình độ cao hơn trong các lĩnh vực thuộc khoa học Giáo dục.
Mục tiêu cụ thể
Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.
Về kiến thức
Có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ có nhu cầu đặc biệt; nắm vững những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt theo mục tiêu của giáo dục đặc biệt; có những kiến thức về can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trước tuổi học và hiểu biết sâu một trong các lĩnh vực đặc thù của ngành học (giáo dục trẻ khiếm thính, giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ…).
Về kỹ năng
Có khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong môi trường chuyên biệt và hòa nhập; có kỹ năng quan sát, phát hiện và chẩn đoán kịp thời những bất thường về tâm sinh lý, bệnh lý, thể lực của trẻ; có kỹ năng sử dụng các phương pháp giao tiếp đặc thù torng giáo dục đặc biệt; có kỹ năng nhận biết, tổ chức nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục đặc biệt; có kỹ năng quản lý, hỗ trợ các chương trình giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục địa phương.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
1
Triết học Mác – Lênin
8
Giáo dục Quốc phòng
2
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
9
Phương pháp nghiên cứu khoa học
3
Chủ nghĩa xã hội khoa học
10
Tin học
4
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
11
Tâm lý học
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
12
Giáo dục học
6
Ngoại ngữ
13
Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo
7
Giáo dục Thể chất
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
1
Sinh lý trẻ em
9
Kế hoạch giáo dục cá nhân
2
Tâm lý học phát triển
10
Lý luận dạy học cho trẻ co nhu cầu giáo dục đặc biệt
3
Bệnh trẻ em
11
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
4
Tâm bệnh học
12
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục đặc biệt
5
Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non
13
Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính
6
Giáo dục học tiểu học
14
Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị
7
Nhập môn giáo dục đặc biệt
15
Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ
8
Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt
Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Sinh lý học trẻ em
Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng và các quá trình sinh lý của tế bào, các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ em trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường; những kiến thức về điều hòa hoạt động chức năng đảm bảo cho cơ thể trẻ phát triển và thích ứng với sự biến đổi của môi trường.
Tâm lý học phát triển
Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản của tâm lý học phát triển: các quan điểm trong tâm lý học về bản chất, nguồn gốc, điều kiện, động lực và các quy luật phát triển tâm lý; phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý. Các thành tựu phát triển tâm lý chủ yếu ở từng thời kỳ từ thai nhi đến tuổi trưởng thành.
Bệnh trẻ em
Học phần bao gồm: khái niệm và tầm quan trọng của bộ môn bệnh học trẻ em, những kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp ở trẻ em, các bệnh chuyên khoa, bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, các cấp cứu thường gặp ở trẻ em, thuốc và cách sử dụng thuốc cho trẻ em, từ đó biết vận dụng những kiến thức về bệnh trẻ em để phòng bệnh, nhận biết phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh và có kỹ năng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ em.
Tâm bệnh học
Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu về tâm bệnh học trẻ em, các biểu hiện rối loạn về tâm bệnh học ở trẻ em và các phương pháp chỉnh trị tâm lý nhằm tăng cường sự phát triển của học sinh.
Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non
Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản của giáo dục học mầm non bao gồm đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu giáo dục mầm non, các nguyên tắc giáo dục mầm non; học phần cũng trình bày cách tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non; hình thành cho sinh viên các kỹ năng ban đầu để tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở trường mầm non: tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, dạy học ở mẫu giáo.
Giáo dục học tiểu học
Học phần bao gồm: những tri thức cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam về quá trình dạy học và giáo dục ở cấp tiểu học; các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học và giáo dục cấp tiểu học; các hình thức tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở cấp học tiểu học; đồng thời học phần cũng cung cấp cho người học một số kỹ năng cơ bản của người giáo viên tiểu học như phân tích nội dung chương trình dạy học và giáo dục, thiết kế giáo án dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp và trường tiểu học.
Nhập môn giáo dục đặc biệt
Học phần bao gồm: một số vấn đề chung nhất về giáo dục đặc biệt. Trong đó, đi sâu phân tích khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp cũng như một số vấn đề liên quan tới giáo dục đặc biệt; khái quát lịch sử phát triển của giáo dục đặc biệt, các quan điểm khác nhau về thực trạng của giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam và một số nước trên thế giới; giới thiệu về cách nhìn nhận trẻ khuyết tật trong xã hội Việt Nam và những nguyên nhân cơ bản đối với trẻ khuyết tật có nhu cầu đặc biệt; giới thiệu về các mục tiêu và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt được thực hiện trong những điều kiện khác nhau tuỳ theo nhu cầu và khả năng, độ tuổi của trẻ và các dịch vụ liên quan.
Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt
Học phần bao gồm: những kiến thức tổng quan về công tác đánh giá nói chung và với trẻ khuyết tật nói riêng; các khái niệm có liên quan đến vấn đề đánh giá trẻ khuyết tật, các yêu cầu cũng như các lưu ý trong đánh giá trẻ khuyết tật; mô tả một cách chi tiết; quy trình đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt, phương pháp và công cụ thực hiện đánh giá trẻ khuyết tật.
Kế hoạch giáo dục cá nhân
Học phần bao gồm: cấu trúc của một kế hoạch giáo dục cá nhân và cách xây dựng một kế hoạch giáo dục cá nhân, trong đó cần chú ý tới cá tính của từng trẻ và những hướng dẫn cần thiết; hệ thống theo dõi học sinh của người dạy học, chú trọng vào kế hoạch giáo dục đặc biệt có liên quan với các nhu cầu về học tập của trẻ khuyết tật.
Lý luận dạy học cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
Học phần bao gồm: Những vấn đề chung về lý luận dạy học cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt; Hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại mang tính đặc thù dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong đó nhấn mạnh việc tìm hiểu mức độ nhận thức và nhu cầu của trẻ (mô hình Bloom, các tầng bậc nhu cầu của Maslow…), các phương pháp dạy học tích cực và dạy học đa dạng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
Học phần bao gồm: những hiểu biết chung về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật: sự hình thành và phát triển công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của can thiệp sớm; những vấn đề chung về gia đình, những ảnh hưởng trong gia đình khi có trẻ khuyết tật, cách xử lý; các tổ chức thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; tình hình về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục đặc biệt
Học phần bao gồm: một số vấn đề về phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính và những điều cần lưu ý khi làm việc với các trẻ em có nhu cầu đặc biệt; giới thiệu cho sinh viên những hướng tiếp cận trong quá trình lên kế hoạch và lập báo cáo nghiên cứu.
Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính
Học phần bao gồm: những hiểu biết cần thiết về giáo dục trẻ khiếm thính: Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ khiếm thính; Vấn đề hỗ trợ trẻ khiếm thính về thính học; Các cách tiếp cận giao tiếp đối với trẻ khiếm thính và tình hình giáo dục trẻ em khiếm thính ở Việt
Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị
Học phần bao gồm: kiến thức cơ bản về Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ khiếm thị: cảm giác tri giác, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức; phát triển các kỹ năng đặc thù cho trẻ khiếm thị; Giới thiệu hệ thống phương tiện trợ thị và tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt
Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ
Học phần bao gồm: Khái niệm, nguyên nhân, mức độ, các khuyết tật và hội chứng thường đi kèm với tật Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), đặc điểm tâm lý trẻ CPTTT; các biện pháp giao tiếp và quản lý hành vi của trẻ CPTTT và tình hình giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam.
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp