Ngành Công nghệ rau hoa quả

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ (Horticulture)

Ngành Công nghệ rau hoa quả

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và  sức khoẻ tốt; có kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết để tổ chức sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ rau hoa quả  & cây cảnh.

Mục tiêu cụ thể

- Có kiến thức chọn tạo và nhân giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sau thu hoạch, có hiểu biết về quản lý sản xuất, kinh doanh  các loại sản phẩm rau hoa quả. 

- Có khả năng nghiên cứu, tổ chức sản  xuất quản lý    chuyển giao kỹ thuật.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc độc lập tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực rau hoa quả.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương     

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích                                       

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp                                        

5

Giáo dục quốc phòng

12

Xác suất - Thống kê                              

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương

7

Hoá học

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành           

1

Hoá sinh đại cương

5

Vi sinh vật đại cương

2

Thực vật học                

6

Thổ nhưỡng I

3

Sinh lý thực vật                                     

7

Bệnh cây đại cương

4

Di truyền thực vật

8

Côn trùng nông nghiệp

Kiến thức ngành

1

Nhập môn công nghệ RHQ

6

Chọn và tạo giống RHQ

2

Kỹ thuật trồng rau

7

Quản lý dịch hại RHQ

3

Kỹ thuật trồng hoa & cây cảnh

8

Kỹ thuật nhân giống RHQ & quản lý vườn ươm

4

Kỹ thuật trồng cây ăn quả

9

Kỹ thuật sau thu hoạch RHQ

5

Giá thể và dinh dưỡng cây trồng

 

 

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hoá sinh đại cương    

Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein  nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

Thực vật học  

Nội dung: tập trung vào hình thái và giải phẫu thực vật: mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng của thực vật, sinh sản của thực vật; phân loại thực vật: các phương pháp phân loại - đơn vị phân loại – cách gọi tên, phân loại giới thực vật, phân loại các lớp thực vật. 

Sinh lý thực vật          

Nội dung: giới thiệu khái niệm cơ bản và quá trình sinh lý tế bào và phân tử thực vật; tập trung vào dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước, quang hợp, hô hấp và điều hoà hoóc môn sinh trưởng và phát triển của cây và mối quan hệ với môi trường. 

Di truyền thực vật  

Nội dung: môn học tập trung vào tính di truyền và biến dị các tính trạng của thực vật đa bào và nấm; cấu trúc và nhân vật chất di truyền; điều hoà sự biểu hiện của gen đối với sinh trưởng và phát triển của cây; di truyền ở mức phân tử, tế bào, quần thể và di truyền các tính trạng số lượng. 

Vi sinh vật đại cương             

Nội dung: giới thiệu khái niệm cơ bản về vi sinh vật, cơ chế hoạt động và vai trò của vi sinh vật trong các hoạt động sống; đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống của vi sinhvật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinhvật và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như hoạt động sống; một số nhóm vi sinh vật chủ yếu, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.

Chọn tạo giống cây trồng                  

Nội dung: tập trung vào phương pháp và kỹ thuật cải tiến và sản xuất giống cây trồng áp dụng các nguyên lý di truyền và các khoa học có liên quan; chọn tạo và duy trì giống, nhân giống và kiểm soát chất lượng hạt giống.       

Thổ nhưỡng I             

Nội dung:  giới thiệu khái niệm cơ bản về đất, quá trình hình thành đất; thành phần cơ giới và kết cấu đất; nước, không khí, nhiệt trong đất và các đặc tính vật lý khác của đất; keo đất và khả năng hấp phụ của đất; thành phần hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng trong đất; phản ứng của đất: độ chua, độ kiềm, tính đệm và phản ứng oxy hóa khử; một số nhóm đất chính của Việt Nam bao gồm đất bạc mầu, đất cát biển, đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất đồi núi.

Thực hành: đào và mô tả phẫu diện, xác định thành phần cơ giới theo phương pháp vê tay (cùng với quá trình đào và mô tả phẫu diện); phân tích độ chua pH KCl, pHnước; xác định tổng chất hữu cơ theo Walkley-Black.  

Bệnh cây                    

Nội dung: tập trung vào bản chất và nguyên nhân gây bệnh; cơ chế tương tác giữa bệnh-tác nhân gây bênh và cây; sự phát triển, chẩn đoán, dự báo, đánh giá và quản lý bệnh trong quần thể cây trồng. 

Côn trùng  nông nghiệp                     

Nội dung: tập trung vào đặc điểm, đặc tính, quy luật sinh sống của lớp côn trùng, nguyên lý và phương pháp phòng chống các loài có hại và khai thác, bảo vệ những loài có ích cho sản xuất nông nghiệp.  

Nhập môn công nghệ RHQ                 

Nội dung: giới thiệu vai trò, vị trí của ngành RHQ trong sản xuất Nông nghiệp; hiện trạng và định hướng phát triển của ngành; đặc điểm sản xuất, thị hiếu và thị trường tiêu thụ; giới thiệu công nghệ sản xuất tiến tiến và tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật  trong sản xuất RHQ của Việt Nam.

Kỹ thuật trồng rau    

Nội dung: giới thiệu vai trò, vị trí của cây rau; nguồn gốc phân loại; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số nhóm rau chính; một số phương thức trồng rau; biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau; kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh      

Nội dung: giới thiệu giá trị của hoa, cây cảnh trong đời sống, kinh tế, xã hội; nguồn gốc phân loại; đặc điểm sinh vật học, yêu cầu sinh thái học của một số nhóm hoa và cây cảnh chính; một số biện pháp kỹ thuật cơ bản trong sản xuất hoa và cây cảnh; một số nhóm hoa cây cảnh chính và hưóng sử dụng; kỹ thuật trồng hoa & cây cảnh.

Kỹ thuật trồng cây ăn quả                 

Nội dung: giới thiệu vai trò, vị trí, hiện trạng của nghề trồng cây ăn quả; một số đặc trưng  của cây ăn quả; đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý, các quy luật sinh trưởng phát triển; thiết kế và xây dựng vườn cây ăn quả; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

Dinh dưỡng và giá thể cây trồng

Nội dung: tập trung vào nhu cầu dinh dưỡng các loại cây rau hoa quả và biện pháp cung cấp; các đặc tính cơ bản của giá thể trồng cây; nguyên lý tạo các loại giá thể; phân loại giá thể, đặc điểm và cách sử dụng các loại giá thể thông dụng trong nghề làm vườn.

Chọn và tạo giống RHQ         

Nội dung: tập trung vào nguyên lý, phương pháp chọn tạo giống cây rau, quả, hoa và cây cảnh; kỹ thuật chọn, tạo một số loại rau, quả, hoa và cây cảnh.

Quản lý dịch hại RHQ      

Nội dung: trình bày khái niệm về dịch hại cây trồng; các loại sâu bệnh chính gây dịch hại trên các loại cây rau, hoa và cây ăn quả; quy luật  phát sinh, phát triển và các nhóm  biện pháp quản lý dịch hại  trên các nhóm cây rau, cây ăn quả, hoa và cây cảnh.

Kỹ thuật nhân giống RHQ & quản lý vườn ươm 

Nội dung: tập trung vào nguyên lý và kỹ thuật nhân giống hữu tính (gieo hạt ) và nhân giống vô tính: dâm cành, dâm rễ, tách cây, chiết, ghép và  cấy mô các loại rau hoa quả và cây cảnh; kỹ thuật thiết kế, xây dựng, canh tác và quản lý trong vườn ươm nhân giống RHQ.

Kỹ thuật sau thu hoạch RHQ            

Nội dung:  tập trung vào đặc điểm sinh lý sau thu hoạch của nhóm cây rau, cây ăn quả, và các loại hoa; nguyên nhân gây tổn thất và biện pháp hạn chế tổn thất sau thu hoạch; kỹ thuật thu hoạch, xử lý và bảo quản các sản phẩm RHQ. 

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com