Ngành Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG

Ngành Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng

(Energy Technology and Management of energy systems)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức và các kỹ năng cơ bản để có thể làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, toà nhà, khách sạn, nhà hàng, với tư cách là cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ giám sát việc sử dụng hiệu quả năng lượng của cơ sở. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị đủ những kiến thức cơ bản cần thiết để có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan đến năng lượng.

Mục tiêu cụ thể:

Phẩm chất

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng phải có đầy đủ sức khoẻ, phải có trách nhiệm và yêu nghề, phải biết đặt lợi ích quốc gia và cộng đồng lên trên các lợi ích khác trong quá trình hành nghề;

Kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng phải nắm vững các kiến thức cơ bản và kiến thức ngành, phải có kỹ năng thực hành cao, phải biết tiếp cận thực tế, phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ hiện đại có liên quan và phải trang bị ngoại ngữ đủ để làm việc với các đồng nghiệp đến từ các nước khác;

Kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng phải nắm vững các quá trình sản xuất trong thực tế dưới góc độ sử dụng và tiêu thụ năng lượng, phải biết cách đánh giá hiệu quả năng lượng của các quá trình và thiết bị, phải biết cách thực hiện các nội dung của kiểm toán năng lượng.

Mục tiêu sử dụng:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng có thể làm việc trong các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng đủ lớn, có thể làm việc ở các cơ quan quản lý của nhà nước cũng như ở các cơ sở đào tạo có liên quan.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của CNMLN

8

Xác suất - Thống kê

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)

3

Đường lối CM của Đảng CSVN

10

Hoá học đại cương 1

4

Ngoại ngữ

11

Nhập môn tin học

5

Toán cao cấp 1

12

Giáo dục thể chất

6

Toán cao cấp 2

13

Giáo dục quốc phòng – an ninh

7

Toán cao cấp 3

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Vẽ kỹ thuật

7

Nhiệt động lực học kỹ thuật

2

CAD

8

Truyền nhiệt

3

Cơ học ứng dụng

9

Sức bền vật liệu

4

Kỹ thuật điện

10

Cơ sở Điều khiển tự động

5

Kỹ thuật điện tử

11

Đo lường và tự động hoá các hệ thống năng lượng

6

Cơ lưu chất

 

 

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Năng lượng tái tạo

5

Anh văn chuyên ngành

2

Hệ thống năng lượng

6

Kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí

3

Bơm, quạt, máy nén

7

Công nghệ biến đổi năng lượng

4

Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng

8

Cơ sở quản lý năng lượng

 

Thực tập – Thí nghiệm

 

 

1

Thực tập nhận thức

4

Thực tập điện

2

Thực tập kiểm toán năng lượng

5

Thực tập tốt nghiệp

3

Thực tập kỹ thuật nhiệt lạnh

 

 

 

Khóa luận tốt nghiệp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Vẽ kỹ thuật:

Đối tượng nghiên cứu của môn Vẽ kỹ thuật là các bản vẽ kỹ thuật.

Nhiệm vụ của môn Vẽ kỹ thuật là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về vẽ kỹ thuật, bồi dưỡng khả năng lập và đọc bản vẽ.

CAD:

Sử dụng AutoCAD cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đồ họa nhằm phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng các bản vẽ kỹ thuật.

Cơ học ứng dụng:  

Cung cấp các kiến thức về tính toán cơ bản về tĩnh học, sức bền vật liệu, và truyền động cơ khí đơn giản cho các sinh viên không chuyên ngành cơ khí.

Kỹ thuật điện:  

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mạch điện, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy điện, các phương pháp mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ. Tính toán được các thông số làm việc của máy điện như: dòng, áp, công suất, hiệu suất, moment, tốc độ.

Kỹ thuật điện tử:

Môn học cung cấp các khái niệm, kiến thức cơ bản về các linh kiện bán dẫn, các mạch điện tử cơ bản về Diode, BJT, FET, Thyistor, các mạch khuếch đại tín hiệu xoay chiều, các mạch tạo xung và một số mạch ứng dụng khác.

Cơ lưu chất:

Nghiên cứu các nội dung chính sau:

- Các tính chất vật lý cơ bản của lưu chất.

- Các quy luật cân bằng và chuyển động của lưu chất.

- Động lực học lưu chất, quan hệ tương tác về lực giữa chất với vật rắn.

- Các bài toán chuyển động một chiều của chất lỏng.

Nhiệt động lực học kỹ thuật:

Nội dung cơ bản của môn học bao gồm các vấn đề về khí lý tưởng, các định luật nhiệt động 1 và 2, chất thuần khiết và các bài toán có liên quan, các loại chu trình nhiệt động của các động cơ nhiệt, máy làm lạnh và không khí ẩm.

Truyền nhiệt:

Môn học bao gồm các kiến thức nền tảng về các phương thức trao đổi nhiệt cơ bản như dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.

Môn học cũng chú ý cung cấp các bài toán cơ bản trong quá trình nghiên cứu các phương thức trao đổi nhiệt thành phần, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu tiếp hiện tượng trao đổi nhiệt phức tạp và một số thiết bị trao đổi nhiệt loại cơ bản.

Sức bền vật liệu:

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về: ứng suất, biến dạng, biểu đồ ứng suất biến dạng, thanh chịu kéo - nén, thanh chịu xoắn, dầm chịu uốn. Các kiến thức cơ học về tính toán sức chịu lực và biến dạng của các chi tiết máy.

Cơ sở điều khiển tự động:  

Nội dung chính của học phần đề cập đến hệ thống điều khiển tự động và nguyên tắc điều khiển; mô tả hệ thống tuyến tính liên tục và rời rạc; graph tín hiệu và không gian trạng thái, tính ổn định của hệ thống; chất lượng của hệ thống điều khiển; thiết kế hệ thống điều khiển tuyến tính.

Đo lường và tự động hóa các hệ thống năng lượng

Môn học gồm 2 phần chính:

- Phần đo lường sẽ trình bày các phương pháp đo lường các đại lượng vật lý thông dụng, trong các hệ thống năng lượng, phương pháp tính sai số và đánh giá kết quả đo lường.

Phần tự động hóa sẽ trình bày các vấn đề cơ bản về lý thuyết điều chỉnh tự động cùng các phương pháp phân tích và tổng hợp một hệ thống điều chỉnh tự động.

Năng lượng tái tạo:

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương, thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối,... Ngoài ra môn học cũng cung cấp cho sinh viên các hiểu biết có liên quan đến vai trò, tác động kinh tế và môi trường của việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào các hoạt động của xã hội nói chung. 

Hệ thống năng lượng:

Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: hệ thống thiết bị năng lượng điện, hệ thống thiết bị năng lượng nhiệt, hệ thống thiết bị lạnh và điều hòa không khí, vai trò và ứng dụng tin học trong công tác quản lý hệ thống năng lượng.

Bơm, quạt, máy nén:  

Môn học này giới thiệu những kiến thức chung, nguyên lý, cấu tạo, phương thức hoạt động của các loại bơm, quạt, máy nén thường được sử dụng trong kỹ thuật. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu những vấn đề về thiết kế, vận hành, đặc tính làm việc của một số thiết bị bơm, quạt, máy nén thông dụng.

Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức sâu về vấn đề quản lý và sử dụng năng lượng trong công nghiệp và trong các tòa nhà thương mại, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Vấn đề tính toán, thiết kế kỹ thuật và phân tích kinh tế các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng được trang bị trong môn học này.

Tiếng Anh chuyên ngành:

Môn học trang bị cho sinh viên những từ vựng, cấu trúc văn phạm, kiến thức tiếng Anh cho chuyên ngành năng lượng, bao gồm: điện năng, nhiệt năng, cơ năng, hóa năng, năng lượng sinh học, năng lượng nguyên tử, chuyển hóa các dạng năng lượng; kiến thức liên quan quản lý và tiết kiệm năng lượng, các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng và môi trường,v..v..

Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí:

Môn học sẽ tổng kết lại các vấn đề nhiệt động và truyền nhiệt có liên quan, nhấn mạnh chu trình máy lạnh có máy nén hơi và các ứng dụng thực tế. Đặc biệt, môn học sẽ đề cập chi tiết đến kỹ thuật điều hòa không khí từ các ứng dụng riêng lẻ ở quy mô nhỏ cho đến các hệ thống lớn mang tính tập trung. Môn học cũng cung cấp một số phương pháp tính toán nhiệt động cơ bản và một số tính toán cần thiết khác cho sinh viên.

Công nghệ biến đổi năng lượng:  

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ biến đổi năng lượng truyền thống sử dụng nguyên liệu hóa thạch, công nghệ đồng phát, chu trình kết hợp, nhà máy điện nguyên tử và các công nghệ biến đổi năng lượng khác.

Cơ sở quản lý năng lượng:

Môn học được cấu trúc theo trình tự 3 bước như sau:

a) Nhận thức khái niệm;

b) Hiểu rõ (chẩn đoán, đánh giá hiện trạng);

c) Thực hiện

Trên cơ sở đó, môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho việc tiếp thu kinh nghiệm từ thực tế cụ thể sau này.

* Những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp và trong tòa nhà.

* Chu trình quản lý năng lượng.

* Nguyên tắc của hệ thống quản lý năng lượng.

* Phương pháp đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng trong doanh nghiệp và trong tòa nhà.

* Các bước thực hiện một hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp.

* Quan hệ giữa các hoạt động bảo toàn năng lượng trong doanh nghiệp.

* Quan hệ giữa hệ thống quản lý năng lượng với các hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý chất lượng.

Thực tập nhận thức:  

Tìm hiểu về ngành nghề và các vấn đề có liên quan trong thực tế, nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ mà người kỹ sư ngành năng lượng và quản lý năng lượng sẽ phải đảm đương. Thông qua các quan sát thực tế, nhận thức sơ bộ mối quan hệ giữa năng lượng và môi trường.

Thực tập kiểm toán năng lượng:

Học phần trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm cơ bản trong việc áp dụng những kiến thức từ các môn học lý thuyết vào thực tế để làm nền tảng cho việc tiếp thu kinh nghiệm xa hơn từ thực tế cụ thể sau này.

Do hạn chế về thời gian và thực tế tiếp xúc với doanh nghiệp trong điều kiện thực tập, một vài công đoạn kiểm toán thực tế được bỏ qua.

Đề cương thực tập được cấu trúc theo 2 giai đoạn:

* Kiểm toán nhanh (walkthrough): nhận dạng định tính các cơ hội tiết kiệm năng lượng và những việc có thể và cần làm trong giai đoạn kiểm toán chính thức.

* Kiểm toán chính thức: tiến hành khảo sát, phân tích định lượng những cơ hội tiết kiệm.

Mỗi giai đoạn sẽ được thực hiện qua 3 bước:

* Chuẩn bị

* Thực hiện

* Báo cáo

Các hoạt động chính của môn thực tập là:

* Chẩn đoán hiện trạng quản lý năng lượng, quản lý kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp.

* Phát hiện những cơ hội nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng về định tính và định lượng.

* Phân tích chi phí/lợi ích của các cơ hội nói trên.

* Lập thứ tự ưu tiên các cơ hội tiết kiệm năng lượng.

Thực tập kỹ thuật nhiệt lạnh:

Môn học bao gồm một số thực tập về kỹ thuật nhiệt lạnh với những nội dung và nhiệm vụ cơ bản sau:

* Xác định trạng thái và các thông số của không khí ẩm khi tiến hành một quá trình nhiệt động. Từ số liệu đo, tính toán nhiệt lượng tham gia vào quá trình cũng như những đại lượng quan tâm khác.

* Xác định thông số các điểm đặc trưng của một chu trình máy lạnh, từ đó tính toán nhiệt chu trình.

* Xác định năng suất nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt cũng như hệ số truyền nhiệt của thiết bị đó khi vận hành ở những chế độ tải khác nhau.

Thực tập điện:

Nội dung thí nghiệm gồm bốn mảng kiến thức

- Máy biến áp.

- Động cơ không đồng bộ.

- Máy phát điện đồng bộ.

- Máy điện một chiều.

Thực tập tốt nghiệp:

Tìm hiểu nội dung công việc mà kỹ sư năng lượng đảm nhiệm trong các xí nghiệp công nghiệp. Làm quen với các thiết bị năng lượng, các quy trình/phương pháp vận hành, bảo trì và quản lý các thiết bị này.

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com