Ngành Công nghệ môi trường nông nghiệp

Cập nhật: 29/07/2023 icon
Ngành đào tạo:           CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

Ngành Công nghệ môi trường nông nghiệp

                                    (Agricultural Environmental Technology)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có phẩm chất chính trị - tư tưởng vững vàng, có kiến thức chuyên môn về công nghệ môi trường nông nghiệp và kỹ năng theo dõi, kiểm soát và quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp; có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong việc phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức về công nghệ môi trường, quan trắc, phân tích, đánh giá chất lượng và tác động môi trường trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất các giải pháp về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Có năng lực thiết kế, vận hành và quản lý hệ thống xử lý chất thải; thiết kế hệ thống cấp và thoát nước cho vùng đô thị và nông thôn; có ý thức trách nhiệm và khả năng tuyên truyển, tổ chức các hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường.

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức Nhà nước và tư nhân và các tổ chức xã hội.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương     

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

7

Hoá học

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

8

Hóa phân tích

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Vật lý

4

Giáo dục thể chất

10

Toán cao cấp

5

Giáo dục quốc phòng

11

Xác suất thống kê

6

Ngoại ngữ

12

Tin học đại cương

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp    

Kiến thức cơ sở ngành

1

Cơ sở khoa học môi trường

4

Quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường  2

2

Hoá học môi trường

5

Giám sát, quan trắc và đánh giá môi trường

3

Quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường  1

6

Vi sinh vật môi trường

Kiến thức ngành

1

Công nghệ sinh thái

5

Độc học môi trường

2

Công nghệ xử lý nước cấp và nước thải

6

Đánh giá tác động môi trường

3

Quản lý chất thải rắn

7

Kinh tế môi trường

4

Công nghệ kiểm soát chất thải khí

 

 

Nội dung các học phần  bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Cơ sở khoa học môi trường               

Nội dung: Giới thiệu các nguyên lý cơ bản của khoa học môi trường sử dụng cho việc quản lý, bảo vệ và khôi phục các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, các mối liên hệ giữa sinh thái và môi trường, việc sử dụng hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên (nước, đất, rừng, v.v.), vấn đề ô nhiễm, bùng nổ dân số và các hệ quả sinh thái học của chúng, sự suy thoái của sinh quyển; vai trò của khoa học môi trường đến sự phát triển nông, lâm và ngư nghiệp.

Phần thực hành: đi dã ngoại tại địa điểm có các vấn đề môi trường: hiện trạng môi trường, các luật lệ qui định về môi trường, hiểu biết của cộng đồng về môi trường.

Hoá học môi trường               

Nội dung: Trình bày khái niệm chung về môi trường; độc chất học môi trường; hoá khí quyển: các phản ứng hoá học xảy ra trong khí quyển, ô nhiễm khí quyển; hoá thạch quyển: các quá trình phong hoá, đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất; hoá thuỷ quyển: tuần hoàn nước trong tự nhiên, ô nhiễm nước và nguyên nhân gây ô nhiễm nước; quan hệ giữa khí quyển, thạch quyển và thuỷ quyển về hoá học môi trường; đánh giá chất lượng môi trường về mặt hoá học.  

Quá trình cơ bản trong Công nghệ môi trường  1  

Nội dung: Giới thiệu các quá cơ bản trong công nghệ môi trường bao gồm các quá trình trình thủy lực: thuỷ lực và thuỷ động lực học, các quá trình thuỷ lực trong công nghệ môi trường; các quá trình nhiệt: dẫn nhiệt, truyền nhiệt; trao đổi nhiệt trong hệ thống xử lý chất thải, ứng dụng quá trình truyền nhiệt trong công nghệ môi trường, trao đổi nhiệt trong nhà và các phương pháp tính toán trao đổi nhiệt cho một số trường hợp thường gặp như: quá trình đốt cháy nhiên liệu biogas, hiệu suất sử dụng nhiệt biogas. 

Quá trình cơ bản trong Công nghệ môi trường 2      

Nội dung: Giới thiệu quá trình chuyển khối; cơ chế và động học của quá trình khuyếch tán trong hệ một pha và hệ 2 pha; cơ sở nguyên lý và tính toán thiết bị chuyển khối, các quá trình hấp thụ, chưng luyện, trích ly, hấp phụ, trao đổi ion, kết tinh, sấy và quá trình phân tách qua màng bán thấm. 

Giám sát, quan trắc và đánh giá môi trường      

Nội dung: Giới thiệu phương pháp luận giám sát môi trường; cơ sở khoa học xây dựng mạng lưới giám sát môi trường, lập kế hoạch giám sát chất lượng môi trường; thu thập xử lý số liệu môi trường, phương pháp lấy mẫu, đánh giá kết quả, đánh giá chất lượng đất, nước, không khí theo tiêu chuẩn Việt Nam và WHO; kỹ năng đánh giá ô nhiễm môi trường, các bài tập giám sát môi trường, kỹ năng viết báo cáo về chất lượng môi trường.

Vi Sinh vật môi trường                       

Nội dung: Trình bày khái niệm và vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và trong công nghệ môi trường; đặc trưng và các quá trình sinh lý cơ bản của vi sinh vật ứng dụng trong công nghệ môi trường; quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm nhờ vi sinh vật ứng dụng trong công nghệ môi trường; quá trình xử lý sinh học nước thải, chất thải rắn và một số khí ô nhiễm.

Công nghệ sinh thái           

Nội dung: trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ sinh thái bền vững thân thiện với con người và môi trường tự nhiên; các ứng dụng trong bảo vệ môi trường và tài nguyên; hạch toán các dòng vật chất đi vào và ra khỏi một hệ sinh thái nhằm bảo đảm tính bền vững của hệ.

Công nghệ xử lý nước cấp và nước thải         

Nội dung: tập trung vào hệ thống cấp nước đô thị và nông thôn; xác định công suất của hệ thống cấp nước và lựa chọn phương án cấp nước cho khu dân cư; cấu tạo, nguyên lí hoạt động và cách tính toán các công trình xử lí nước; quản lí vận hành và bảo dưỡng trạm xử lí nước khu dân cư ở đô thị và nông thôn; hệ thống thoát nước khu dân cư đô thị và nông thôn; công trình vệ sinh hộ gia đình; các phương án tổ chức thoát nước, thu gom và xử lí nước thải cho khu dân cư; cấu tạo, nguyên lí hoạt động và cách tính toán công trình xử lý nước thải; quản lí vận hành và bảo dưỡng trạm xử lí nước thải khu dân cư đô thị và nông thôn; xử lí và tái sử dụng nước thải, bùn cặn trong nông nghiệp.

Phần thực hành: tham quan các công trình cấp – thoát nước, xử lí nước cấp và nước thải cho các khu dân cư, khu công nghiệp; xác định mức độ, lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ và tính toán thiết kế trạm xử lí nước cấp và nước thải cho một khu dân cư.

Quản lý chất thải rắn       

Nội dung: tập trung vào thu mẫu, phân tích quá trình phát sinh chất thải, quản lý tại chỗ, lưu chứa và gia công, thu gom chất thải; hệ thống chuyển giao và vận chuyển chất thải rắn; kỹ thuật và trang thiết bị gia công; tái sinh tài nguyên, các sản phẩm chuyển đổi năng lượng; bố trí chất rắn và phần vật chất còn lại sau khi gia công tái sinh.

Thực hành: phân tích quy trình thu gom, xử lý rác thải, hoạt động của biogas và các bài tập về chuyển khối trong quy trình biogas.

Công nghệ kiểm soát chất thải khí    

Nội dung: tập trung vào những vấn đề chung về ô nhiễm không khí (và tiếng ồn): cấu trúc khí quyển, các dạng và nguồn gây ô nhiễm không khí, tác hại của ô nhiễm không khí; phương pháp quan trắc và mô hình hoá các chất ô nhiễm không khí; phương pháp kiểm soát ô nhiễm không khí (bụi, khí, tiếng ồn).

Độc học môi trường               

Nội dung: Giới thiệu về độc học môi trường, nguyên lý độc chất học; sự biến dưỡng các chất ngoại sinh; kim loại độc hại trong môi trường; độc tính của dầu lửa và các chất dung môi; chất độc nông nghiệp; độc tính của các hợp chất thơm halogen hoá;  độc tính của mưa acid; độc học hệ sinh thái đất; độc học hệ sinh thái thuỷ; tính độc chất phóng xạ và các độc tố động thực vật; kỹ thuật phát hiện các độc chất.

Đánh giá tác động môi trường           

Nội dung: trình bày các phương pháp và tiến trình cơ bản nhất của một quá trình đánh giá tác động môi trường bao gồm các bước từ tổ chức nhân sự, thu thập thông tin, phân tích số liệu cho đến việc giám sát và báo cáo kết quả; sinh viên sẽ thực hành theo đúng trình tự của một báo cáo đánh giá tác động môi trường liên quan đến quy hoạch sử dụng đất hoặc xây dựng khu công nghiệp.

Kinh tế môi trường     

Nội dung: giới thiệu nguyên lý và phương pháp kinh tế thị trường đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế môi trường, các nguyên lý phát triển bền vững kinh tế xã hội, kinh tế ô nhiễm môi trường, kinh tế tài nguyên thiên nhiên, định giấ hàng hoá và dịch vụ phi thị trường, phân tích chi phí phi lợi ích, kinh tế môi trường trong thực tiễn.

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com