LƯU TRỮ

Cập nhật: 29/07/2023 icon
 

LƯU TRỮ

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được các loại văn bản, các thành phần thể thức của văn bản quản lý;

+ Soạn thảo được một số văn bản chuyên ngành;

+ Vận dụng được các đặc trưng để lập hồ sơ;

+ Trình bày được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức nhà nước;

+ Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của tài liệu lưu trữ;

+ Trình bày được nguyên tắc xác định đơn vị hình thành phông và thành lập phông lưu trữ;

+ Giải thích được mạng lưới tổ chức lưu trữ của nước ta hiện nay;

+ Trình bày được nội dung công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử;

+ Vận dụng được các nguyên tắc và tiêu chuẩn để xác định giá trị tài liệu;

+ Giải thích được tác dụng và phương pháp làm các công cụ tra tìm tài liệu;

+ Vận dụng được quy trình, nguyên tắc bảo quản tài liệu lưu trữ;

+ Vận dụng được các quy trình tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ;

+ Vận dụng được các hình thức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ;

+ Vận dụng được quy trình chỉnh lý một phông tài liệu.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Tổ chức được nhiệm vụ thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ cơ quan;

+ Xác định, lựa chọn đúng những tài liệu có giá trị để bảo quản, loại những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy;

+ Xây dựng được các công cụ tra cứu tài liệu; 

+ Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị bảo quản tài liệu;

+ Thực hiện được các quy trình khử trùng;

+ Làm được các thao tác trong quy trình tu bổ phục chế tài liệu;

+ Phục vụ được các nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu tài phòng đọc, cấp bản sao, chứng thực lưu trữ và các hình thức khác;

+ Chỉnh lý thành thạo một phông hoặc một khối tài liệu;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm quản lý tài liệu lưu trữ.

3- Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp Cao đẳng nghề, sinh viên làm việc được trong các Trung tâm lưu trữ Trung ương; Phòng Lưu trữ các Bộ, Chi cục lưu trữ các tỉnh, thành phố, lưu trữ các huyện, các sở, ban, ngành và các lưu trữ cơ quan Đảng, Tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tồ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang từ trung ương đến địa phương.

4- Các môn học chính

- Lịch sử Việt nam từ 1858 đến nay

- Tổ chức các cơ quan nhà nước theo hiến pháp 1992

- Quản trị văn phòng

- Tiếng Việt thực hành

- Kỹ năng giao tiếp

- Văn bản quản lý và kỹ thuật soạn thảo

- Tin học văn phòng

- Quản lý văn bản đến, văn bản đi

- Lập hồ sơ

- Nhập môn công tác lưu trữ

- Xác định giá trị tài liệu lưu trữ

- Thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ

- Xây dựng công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ

- Thống kê tài liệu lưu trữ

- Bảo quản tài liệu lưu trữ

- Sử dụng trang thiết bị lưu trữ

- Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ

- Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ

- Chỉnh lý tài liệu

- Ứng dụng công nghệ thông tin  trong công tác lưu trữ

- Thực hành nghề lưu trữ

- Thực tập tốt nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nêu được các sự kiện lịch sử quan trọng của nước ta từ 1945 đến nay;

+ Nêu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước;

+ Nêu được các loại văn bản, các thông tin về thành phần thể thức của văn bản quản lý;

+ Trình bày được các yêu cầu và phương pháp lập một hồ sơ;

+ Trình bày được ý nghĩa, tác dụng của tài liệu lưu trữ;

+ Nêu được các nguyên tắc và tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu lưu trữ

+ Trình bày được nội dung các công việc trong nhiệm vụ thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ cơ quan;

+ Trình bày được tác dụng và phương pháp làm mục lục hồ sơ;

+ Nêu được các bước trong qui trình bảo quản tài liệu lưu trữ

+ Trình bày được nội dung các công việc trong nhiệm vụ phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại phòng đọc, cấp bản sao, chứng thực lưu trữ;

+ Trình bày được nội dung các bước trong qui trình chỉnh lí một phông tài liệu  hoặc một khối tài liệu;

+ Trình bày đước nội dung các công việc trong qui trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn được những tài liệu có giá trị đưa vào lưu trữ để bảo quản;

+ Thực hiện được một số công việc trong nhiệm vụ thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ cơ quan;

+ Thống kê được hồ sơ tài liệu;

+ Sắp xếp được tài liệu trong các kho lưu trữ;

+ Làm thành thạo các công việc vệ sinh kho, các thiết bị bảo quản và vệ sinh tài liệu lưu trữ;

+ Sử dụng đươc các máy móc, thiết bị bảo quản tài liệu thông thường;

+ Phục vụ được các nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu tại phòng đọc, cấp bản sao, chứng thực lưu trữ.

+  Làm được một số công việc trong chỉnh lý một phông tài liệu lưu trữ;

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp nghề: với chức danh kỹ thuật viên trung cấp có khả năng:

- Được lựa chọn làm việc trong các Trung tân lưu trữ Trung ương; Phòng lưu trữ các bộ, Chi cục lưu trữ các tỉnh, thành phố;

- Được bố trí làm việc trong lưu trữ các sở, ban ngành thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, lưu trữ các huyện và các tổ chức chính trị xã hội, chức nghề nghiệp ở cấp huyện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở. các bệnh viện cấp huyện.

4- Các môn học chính

- Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay

- Hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước

- Tiếng Việt thực hành

- Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo

- Quản lý văn bản đến, văn bản đi

- Lập hồ sơ

- Tin học văn phòng

- Nhập môn công tác lưu trữ

- Lựa chọn tài liệu đưa vào lưu trữ

- Thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ

- Lập Công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ

- Thống kê tài liệu lưu trữ

- Bảo quản tài liệu lưu trữ

- Sử dụng trang thiết bị lưu trữ

- Phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

- Chỉnh lý tài liệu lưu trữ

- Ứng dụng công nghệ thông tin  trong công tác lưu trữ

- Thực hành nghề

- Thực tập tốt nghiệp

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com