1. Đối tượng, ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh
1.1. Đối tượng:
- Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển:
a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), cao đẳng chính quy, đại học chính quy của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện:
Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với công dân nước ngoài, phải đảm bảo năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
1.2. Ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh:
TT
Ngành đào tạo
Mã ngành
Chỉ tiêu
1
Kế toán
7340301
250
2
Quản trị kinh doanh
7340101
150
Tổng cộng
400
2. Thời gian đào tạo
- Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp trúng tuyển sẽ học theo chương trình đào tạo 4 năm.
- Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy hoặc “cử nhân thực hành” chính quy ngành đúng với ngành tuyển sinh sẽ học theo chương trình đào tạo 2,0 năm.
- Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy hoặc “cử nhân thực hành” chính quy khác ngành tuyển sinh nhưng thuộc một trong các nhóm ngành Tài chính- Ngân hàng- Bảo hiểm; Kế toán- Kiểm toán; Kinh doanh; Quản trị- Quản lý; Kinh tế học sẽ học theo chương trình đào tạo 2,5 năm.
- Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy của nước ngoài thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo tương ứng như trên.
- Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy thuộc nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm; Kế toán - Kiểm toán; Kinh doanh; Quản trị - Quản lý; Kinh tế học sẽ học theo chương trình đào tạo 2,0 năm.
- Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy các ngành còn lại sẽ học theo chương trình đào tạo 2,5 năm.
- Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy của nước ngoài thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo tương ứng như trên.
Lưu ý: Người học có thể học vượt để rút ngắn thời gian học tập theo quy định đào tạo hệ thống tín chỉ.
3. Phương thức tuyển sinh
Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký (không thi tuyển).
3.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT:
Đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.
3.2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở các bậc học trước hoặc bậc học tương đương.
3.2.1. Đối tượng có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học
- Điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy ở bậc cao đẳng, đại học cộng với điểm ưu tiên đối tượng (nếu có) theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
- Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân, xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển.
3.2.2. Đối tượng có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập bậc THPT.
- Tổ hợp môn xét tuyển:
+ Tổ hợp môn xét tuyển 1 gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa học;
+ Tổ hợp môn xét tuyển 2 gồm các môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh;
+ Tổ hợp môn xét tuyển 3 gồm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
- Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn năm lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng (nếu có) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
- Nguyên tắc xét tuyển:
+ Điểm xét tuyển của các tổ hợp xét tuyển khác nhau do thí sinh đăng ký có giá trị như nhau và được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển.
+ Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.
4. Hình thức học tập và văn bằng tốt nghiệp
- Hình thức học tập online (E- learning), giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học thông qua hệ thống quản lý học tập. Hình thức thi được tổ chức thi trực tiếp tại Học viện Tài chính. Chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ.
- Thí sinh trúng tuyển được đào tạo và đã tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cấp bằng cử nhân kinh tế.
- Bằng tốt nghiệp không phân biệt hình thức đào tạo từ xa với các hình thức đào tạo khác.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp được phép đăng ký thi hoặc xét tuyển để học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
5. Hồ sơ đăng ký xét tuyển
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo quy định của Học viện (chi tiết xem phụ lục kèm theo thông báo). Link đăng ký tư vấn tuyển sinh và hướng dẫn nộp hồ sơ:
6. Lệ phí xét tuyển và học phí
- Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng/hồ sơ (Lệ phí không hoàn lại)
- Học phí: 460.000 đồng/tín chỉ
Lệ phí xét tuyển hoặc học phí có thể thay đổi hàng năm theo quy định của Nhà nước nhưng tăng không vượt quá 10%.
7. Thời gian tuyển sinh:
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: đến hết ngày 30/6/2023
- Thời gian xét tuyển: 11/7/2023
- Thời gian khai giảng dự kiến: 16/7/2023
8. Địa chỉ văn phòng tuyển sinh
* Văn phòng tuyển sinh tại Học viện Tài chính:
Ban điều hành chương trình đào tạo từ xa - Học viện Tài chính
Phòng 104- Nhà hiệu bộ, số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0984.284.513- 0973.618.658
Website: https://hvtc.edu.vn;
Fanpage tuyển sinh: https://www.facebook.com/DTTX.AOF
Email: [email protected]
* Văn phòng tuyển sinh tại AUM Việt Nam
+ Tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 116 Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 37.75.7420; Hotline: 094.162.8017
Website: http://aum.edu.vn/ và http://hvtc.edu.vn/; http://eaof.vn
Email: [email protected]
+ Tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 81 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 094.162.8017
Trên đây là thông báo tuyển sinh chương trình ĐTTX trình độ đại học tại Học viện Tài chính.
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp