"Tôi nghĩ rằng, năm nay, khoa Bác sĩ đa khoa của ĐH Y Hà Nội sẽ phải từ 28,5 điểm hoặc khoa Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương HN không dưới 26 điểm, trong khi năm ngoái chỉ 24-25 điểm.
Do đó, nếu thí sinh muốn vào khoa Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại Thương, ít nhất phải được 27, 28 điểm mới chắc ăn. Còn nếu chỉ bằng hoặc hơn 1-2 điểm so với năm 2014 thì không chắc chắn.
Chắc chắn điểm chuẩn của những trường top trên, có thương hiệu, sẽ còn cao hơn, và những trường top dưới, chuẩn đầu vào thấp sẽ còn thấp hơn mọi năm.
Có 2 lý do. Thứ nhất, đề thi THPT quốc gia năm nay khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT và dễ hơn đề thi ĐH, CĐ mọi năm. Do đó, điểm thi dự kiến sẽ cao hơn từ 1-1,5 điểm so với 2014. Đến thời điểm này, mặc dù chưa chấm hết các bài thi, nhưng đánh giá sơ bộ ban đầu của các cụm thi là điểm thi sẽ cao hơn từ 1 điểm trở lên. Thứ hai khiến chuẩn đầu vào của một số trường top trên sẽ còn cao hơn năm trước đó là do các em đã biết điểm thi của mình. Những em đạt điểm cao sẽ tự tin nộp vào các trường, khoa đắt giá" - ông Nghĩa cho hay.
Trao đổi với báo chí về lo ngại sẽ diễn ra việc thí sinh vất vả khi rút - nộp hồ sơ ở đợt 1, ông Nghĩa phân tích: "Năm nay, quy chế tuyển sinh đã tạo điều kiện tối đa nhất cho các em. Phải so sánh với năm ngoái mới thấy những thuận lợi của việc xét tuyển năm nay. Mọi năm, các em phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường từ khi chưa làm bài thi, chưa biết điểm thi.
Nhiều thí sinh đã trượt oan vì nộp đơn vào ngành có điểm tuyển quá cao, trong khi điểm thi của mình hoàn toàn đủ điều kiện vào các ngành học khác. Hoặc có những thí sinh để chắc ăn cứ đăng ký vào nhóm ngành thấp, vừa vừa, khi biết điểm thi của mình cao thì lại thấy tiếc".
Đặc biệt, thay vì chỉ có tối đa 2 nguyện vọng (nếu các em thi 2 khối), nay các em có tối đa 4 nguyện vọng trong mỗi đợt xét tuyển. Do đó, cơ hội vào ĐH, CĐ của các em nhiều hơn. Tuy nhiên, dù cho phép mỗi em có 4 nguyện vọng, song Bộ không khuyến khích các em “nhắm mắt, nộp bừa” hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ rồi lại rút ra, nộp lại thoải mái. Có thể nói, Bộ hết sức tạo điều kiện cho các em, nhưng chính bản thân các em phải có trách nhiệm với chính lựa chọn của mình. Cân nhắc, tính toán kỹ trước khi quyết định. Tất nhiên, nếu trượt nguyện vọng 1, các em vẫn còn 3 nguyện vọng dự phòng, đó là cơ hội thứ hai. Nhưng đừng lạm dụng cơ hội rút ấy, phải tính toán làm sao một cú ăn ngay, không phải rút. Những em không tính toán kỹ, không biết mình muốn gì, ào ào rút ra rút vào cuối cùng, sẽ mất đi cơ hội tốt nhất".
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sau khi có điểm thi THPT Quốc gia 2015: "Từ ngày 1/8, thí sinh sẽ nộp đơn xét tuyển đợt 1 vào các trường đại học, cao đẳng sau khi có giấy báo kết quả. Tuy nhiên, với một giấy báo kết quả, thí sinh sẽ được nộp 3-4 nguyện vọng khác nhau. Trong quá trình xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng. Bộ đã quy định cứ 3 ngày, các trường phải thông báo số liệu nộp hồ sơ xét tuyển.
Các thí sinh sẽ theo dõi những thông tin này trên trang điện tử của trường để biết mình có đỗ hay không, từ đó quyết định rút hồ sơ hay tiếp tục nộp hồ sơ vào trường đó. Như vậy, thí sinh nên hết sức bình tĩnh và cân nhắc lựa chọn trường. Bởi nếu thí sinh quyết định thay đổi nguyện vọng thì phải đích thân thí sinh hoặc người nhà rút hồ sơ thì mới lấy được giấy báo kết quả để nộp vào trường khác.
Như vậy, việc rút hồ sơ sẽ phức tạp hơn. Các thi sinh cần lưu ý, trong đợt xét tuyển bổ sung thứ 2, mỗi thí sinh có tới 3 giấy báo kết quả thi nên số đơn ảo rất lớn, khó cho thí sinh lựa chọn trường và ngành phù hợp. Tôi có lời khuyên với các thí sinh là suy nghĩ cẩn thận, lựa chọn trường vừa tầm phù hợp kết quả thi của mình ngay từ lần xét tuyển đầu tiên".
Thu Hằng (vietq.vn)
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp