Trong đó, có 8 trường thuộc các ĐH gồm: chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội; chuyên Khoa học tự nhiên, chuyên Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội); chuyên ĐH Vinh; chuyên ĐH Khoa học (ĐH Huế); Phổ thông năng khiếu (ĐHQG TP.HCM); Trung học thực hành (ĐH Sư phạm TP.HCM); Năng khiếu (ĐH Tân Tạo).
74 trường gồm trường THPT chuyên và năng khiếu trực thuộc tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội có 4 trường gồm: chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây. TP.HCM có 4 trường gồm: chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền và Gia Định và 66 trường THPT chuyên các địa phương khác.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, Trường ĐH Quốc gia TP.HCM, sau một năm thử nghiệm (năm 2015) tuyển thẳng với học sinh 5 trường THPT xuất sắc đứng đầu cả nước, năm 2016, Nhà trường chính thức áp dụng và vận hành cơ chế này nhằm thu hút học sinh giỏi và mở rộng với 82 trường.
Theo đó, điều kiện xét tuyển thẳng sẽ gồm nhiều tiêu chí như: Thí sinh có tên trong danh sách trường được chọn, là HS giỏi, có hạnh kiểm tốt, đậu tốt nghiệp THPT năm 2016.
Học sinh phải có bài viết súc tích lý giải việc chọn ngành kèm thư giới thiệu của giáo viên. Trường hợp số học sinh đăng ký tuyển thẳng nhiều hơn chỉ tiêu cho phép, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ xét từ cao xuống thấp dựa trên điểm trung bình 3 môn toán - văn - ngoại ngữ trong quá trình học THPT, sự đam mê với ngành học được thể hiện trong bài luận...
Tỷ lệ tuyển thẳng của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay chiếm 10 - 15% chỉ tiêu mỗi ngành, số lượng cụ thể ở mức tối đa từ trên 1.400 - 2.100 thí sinh. Tuy nhiên, con số này còn bao gồm tất cả đối tượng được ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT như học sinh đoạt giải quốc gia và quốc tế, học sinh huyện nghèo...
(baohaiquan.vn)
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp