ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

Cập nhật: 28/07/2023 icon
 

ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm vững được các yêu cầu về chuẩn kiến thức của thuyền viên được quy định tại các điều: A-II/1; A-II/2; A-II/3; A-II/4 của Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW78) sửa đổi năm 2010;

+ Hiểu rõ về phương pháp nhận dạng các loại dây được sử dụng trên tàu biển và vận dụng được kiến thức thuỷ nghiệp trong qua trình sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng các loại dây đó;

+ Trình bày được kiến thức về sơn tàu biển, kỹ thuật gõ gỉ, kỹ thuật bảo quản thiết bị trên boong khi thực hiện tốt công việc bảo quản vỏ tàu;

+ Trình bày được kiến thức về hỗ trợ điều động để làm tốt công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu, công tác lái tàu và công tác cảnh giới trong khi điều động tàu;

+ Phân tích được các yêu cầu về trực ca để duy trì ca trực an toàn;

+ Phân tích được những kiến thức về địa văn hàng hải nhằm xác định phương hướng trên biển, vị trí tàu và lập kế hoạch tuyến đường;

+ Phân tích được kiến thức về thiên văn hàng hải để xác định sai số la bàn và xác định vị trí tàu;

+ Phân tích được kiến thức về hàng hoá vận tải biển để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng, giám định mớn nước;

+ Biết phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

+ Nắm vững được kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn;

+ Biết cách lựa chọn các phương án phù hợp để điều động tàu trong điều kiện đặc biệt;

+ Biết cách lựa chọn các biện pháp ứng phó phù hợp khi gặp tình hướng nguy cấp xảy ra;

+ Nắm vững các quy định về an toàn phương tiện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

+ Nắm vững được những kiến thức cơ bản, cần thiết về tiếng Anh chuyên ngành trong thông tin liên lạc và trong công việc.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;

+ Sử dụng được một số dụng cụ, khí cụ điện và bảng điện phục vụ trực tiếp cho việc vận hành khai thác các thiết bị trên boong, tắt mở đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng;

+ Có được các kỹ năng giao tiếp tốt với các thành viên trên tàu, đại lý, chủ tàu, chính quyền cảng, với hành khách ( trên tàu khách);

+ Thực hiện tốt công tác quản trị tàu, khai thác tàu;

+ Thực hiện được công việc hỗ trợ điều động tàu;

+ Thực hiện tốt công tác thuỷ nghiệp;

+ Dẫn được tàu trên biển trong các điều kiện ngoại cảnh bình thường;

+ Vận hành và khai thác được các trang thiết bị ngành boong đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Xử lý được bằng các hành động phù hợp khi tàu gặp tình huống nguy cấp;

+ Xử lý được bằng các hành động phù hợp khi gặp tàu khác đang gặp nạn;

+ Lựa chọn được thông tin và tài liệu để lập được kế hoạch tuyến đường;

+ Quản lý, tu chỉnh, ghi chép được các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, các loại nhật ký ngành boong;

+ Quản lý được chứng chỉ, bằng cấp của thuyền viên trên tàu;

+ Thực hiện được công việc giám sát làm hàng theo kế hoạch;

+ Chằng buộc được chắc chắn khi bảo quản, vận chuyển hàng hoá;

+ Lập được kế hoạch chuyến đi;

+ Lập được sơ đồ chất xếp hàng hoá;

+ Lập được kế hoạch xếp, dỡ hàng hoá;

+ Quản lý được giấy tờ, hồ sơ tàu;

+ Lập được kế hoạch công việc cho bộ phận boong;

+ Có khả năng dẫn tàu trong các điều kiện ngoại cảnh đặc biệt;

+ Có khả năng xử lý được các tình huống nguy cấp;

+ Có khả năng tổ chức và quản lý được nhân sự trên tàu;

+ Triển khai được Hệ thống quản lý an toàn của chủ tàu;

+ Thực hiện được Kế hoạch an ninh trên tàu;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc.

3- Cơ hội việc làm:

- Sau tốt nghiệp, sinh viên làm việc trên các tàu biển thuộc các công ty Vận tải biển trong nước và nước ngoài;

- Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng nghề ngành Điều khiển tàu biển được tham dự các khóa các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định của Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Sinh viên có quyền học liên thông lên Đại học ngành Điều khiển tàu biển.

4- Các môn học chính

- Toán hàng hải ứng dụng

- Cơ sở vô tuyến điện

- Điện tàu thủy

- Vẽ kỹ thuật

- Máy tàu thủy

- Lý thuyết tàu 1

- Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải 1

- Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải 2

- Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải 3

- Toán cao cấp

- Vật lý

- Lý thuyết tàu 2

- Thủy nghiệp

- Thông hiệu hàng hải

- An toàn lao động hàng hải 1

- An toàn lao động hàng hải 2

- An toàn lao động hàng hải 3

- Bảo vệ môi truờng biển 1

- Bảo vệ môi truờng biển 2

- Thiết bị trên boong

- Bảo quản vỏ tàu

- La bàn từ 1

- La bàn từ 2

- Địa văn hàng hải 1

- Địa văn hàng hải 2

- Địa văn hàng hải 3

- Thiên văn hàng hải 1

- Thiên văn hàng hải 2

- Khí tuợng hải dương 1

- Khí tuợng hải dương 2

- Máy vô truyến điện hàng hải 1

- Máy vô truyến điện hàng hải 2

- Máy điện hàng hải 1

- Máy điện hàng hải 2

- Luật hàng hải 1

- Luật hàng hải 2

- COLREG 72 1

- COLREG 72 2

- Trực ca

- Điều động tàu 1

- Điều động tàu 2

- Điều động tàu 3

- Hàng hoá vận tải biển 1

- Hàng hoá vận tải biển 2

- Hàng hoá vận tải biển 3

- Công ước quốc tế

- Bảo hiểm hàng hải

- Khai thác thương vụ

- Thực tập thủy thủ 

- Thực tập tốt nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm vững được các yêu cầu về chuẩn kiến thức của thuyền viên được quy định tại các điều: A-II/1; A-II/3; A-II/4 của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên ( STCW78) sửa đổi năm 2010;

+ Biết các phương pháp nhận dạng các loại dây được sử dụng trên tàu biển và vận dụng được kiến thức thuỷ nghiệp để sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng các loại dây đó;

+ Trình bày được kiến thức về sơn tàu biển, kỹ thuật gõ gỉ, kỹ thuật bảo quản thiết bị trên boong khi thực hiện công việc bảo quản vỏ tàu;

+ Trình bày được kiến thức về hỗ trợ điều động để làm tốt công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu, công tác lái tàu và công tác cảnh giới trong khi điều động tàu;

+ Phân tích được các yêu cầu về trực ca để duy trì ca trực an toàn;

+ Phân tích được những kiến thức về địa văn hàng hải nhằm xác định phương hướng trên biển, vị trí tàu và lập kế hoạch tuyến đường;

+ Nắm vững được kiến thức về thiên văn hàng hải để xác định sai số la bàn;

+ Phân tích được kiến thức về hàng hoá vận tải biển khi giám sát, thực hiện làm hàng an toàn và bảo quản hàng hoá trong khi vận chuyển;

+ Nắm được các quy định về an toàn phương tiện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

+ Nắm được các kiến thức cơ bản của tiếng Anh chuyên ngành trong thông tin liên lạc và trong công việc.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng được một số dụng cụ, khí cụ điện và bảng điện phục vụ trực tiếp cho việc vận hành khai thác các thiết bị trên boong, tắt mở đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng;

+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;

+ Có được các kỹ năng giao tiếp tốt với các thành viên trên tàu, đại lý, chủ tàu, chính quyền cảng, với hành khách ( trên tàu khách);

+ Thực hiện tốt công tác quản trị tàu, khai thác tàu;

+ Thực hiện được công việc hỗ trợ điều động tàu;

+ Thực hiện tốt công tác thuỷ nghiệp;

+ Dẫn được tàu trên biển trong các điều kiện ngoại cảnh bình thường;

+ Vận hành và khai thác được các trang thiết bị ngành boong đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Xử lý được bằng các hành động phù hợp khi tàu gặp tình huống nguy cấp;

+ Xử lý được bằng các hành động phù hợp khi gặp tàu khác đang gặp nạn;

+ Lựa chọn được thông tin và tài liệu để lập được kế hoạch tuyến đường;

+ Quản lý, tu chỉnh, ghi chép được các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, các loại nhật ký ngành boong;

+ Giám sát được công việc làm hàng theo kế hoạch;

+ Chằng buộc được chắc chắn khi bảo quản, vận chuyển hàng hoá;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc.

3- Cơ hội việc làm:

- Sau tốt nghiệp, học sinh làm việc trên các tàu biển thuộc các công ty Vận tải biển trong nước và nước ngoài;

- Học sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề ngành Điều khiển tàu biển được tham dự các khóa các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định của Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Học sinh có quyền học liên thông lên Cao đẳng nghể Điều khiển tàu biển.

4- Các môn học chính

- Toán hàng hải ứng dụng

- Cơ sở vô tuyến điện

- Điện tàu thủy

- Vẽ kỹ thuật

- Máy tàu thủy

- Lý thuyết tàu

- Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải

- Thông tin liên lạc hàng hải

- Tin học hàng hải

- Thủy nghiệp

- Thông hiệu hàng hải

- An toàn lao động hàng hải

- Bảo vệ môi truờng biển

- Thiết bị trên boong

- Bảo quản vỏ tàu

- La bàn từ

- Địa văn hàng hải

- Thiên văn hàng hải

- Khí tuợng hải dương

- Máy VTĐ hàng hải

- Máy điện hàng hải

- Luật hàng hải

- COLREG 72

- Trực ca

- Điều động tàu

- Hàng hoá VTB

- Công ước quốc tế

- Bảo hiểm hàng hải

- Khai thác thương vụ

- Thực tập thủy thủ 

- Thực tập tốt nghiệp

 

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com