ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Cập nhật: 28/07/2023 icon
 

ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về kết cấu phương tiện thuỷ, bố trí các trang thiết bị trên tàu và công dụng của chúng;

+ Nắm vững nguyên lý điều khiển tàu thủy;

+ Biết nguyên lý hoạt động của máy tàu và hệ thống điện tàu thủy, có thể vận hành máy khi cần thiết;

+ Biết cách phán đoán, dự báo về thời tiết có ảnh hưởng đến hành trình của phương tiện thông qua các thông tin, các hiện tượng tự nhiên hoặc qua các thiết bị chuyên ngành;

+ Nhận biết các loại phương tiện thuỷ nội địa;

+ Hiểu các phương pháp đóng phương tiện, phân loại nguyên vật liệu sử dụng;

+ Nắm vững Luật Giao thông đường thủy nội địa để xử lý đúng các tình huống trong quá trình điều khiển tàu;

+ Nắm được phương pháp lắp ghép các đội hình phương tiện vận tải;

+ Nắm vững độ sâu mực nước, chiều cao của các cấu trúc thượng tầng để tính toán an toàn;

+ Biết cách xác định vị trí và kiểm soát tuyến đi bằng kiến thức địa dư đã học; nắm vững đặc điểm của các tuyến luồng, bến cảng chính để điều khiển tàu an toàn;

+ Nắm vững những quy định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, nhận biết các loại hàng hoá biết các đặc tính của chúng; biết các phương pháp, thủ tục giao nhận hàng hoá; bảo đảm an toàn cho hàng hoá và hành khách trong quá trình vận chuyển;

+ Có các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua tài liệu sách báo và các thông tin trên internet, có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh phục vụ cho chuyên ngành;

+ Biết sử dụng hải đồ để xác định hướng đi, trên các tuyến ven biển;

+ Biết sử dụng các thiết bị hàng hải để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản và các quy định về chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;

+ Nắm vững Luật hàng hải có liên quan phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp;

+ Có các kiến thức tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

Làm được các công việc của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhất, cụ thể:

+ Thành thạo việc chèo xuồng, làm dây, bảo dưỡng tàu;

+ Sử dụng được các trang, thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm và biết phương pháp cứu người ngã xuống nước;

+ Thành thạo và hướng dẫn cho thuỷ thủ các nút dây, đấu cáp, đấu dây, lắp ráp và sử dụng các loại ròng rọc, puly, tời;

+ Thực hiện công việc vệ sinh, kiểm tra bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị về dây, cáp, tời, hệ thống truyền động;

+ Đo dò luồng lạch;

+ Đo mớn nước phương tiện;

+ Chỉ huy mọi người trên phương tiện để xử lý khi phương tiện có tình huống khẩn cấp, nguy cơ mất an toàn hoặc bị tai nạn;

+ Chủ động thực hiện tốt các công việc chuẩn bị cho một chuyến hành trình của phương tiện;

+ Điều động tàu an toàn khi ra vào bến, neo đậu và hành trình trong mọi tình huống;

+ Sử dụng được các thiết bị thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác tàu, công tác tìm kiếm cứu nạn;

+ Thực hiện tốt quy định về an toàn và bảo vệ môi trường đường thuỷ nội địa;

+ Thực hiện đầy đủ các công việc liên quan hợp đồng vận tải;

+ Lập được các kế hoạch về kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên boong, hệ thống lái, các thiết bị cấp cứu; vệ sinh và bảo dưỡng vỏ phương tiện;

+ Lập kế hoạch và tổ chức một chuyến đi an toàn hiệu quả cho loại phương tiện được điều khiển theo quy định;

+ Thao tác được các đường tàu chạy và dẫn dắt tàu bằng các thiết bị hàng hải, trên các tuyến ven biển;

+ Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu: rađa, máy định vị GPS, la bàn từ, máy đo sâu, tốc độ kế và các trang thiết bị khác để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;

+ Thành thạo trong việc xử lý thế cân bằng của tàu khi chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;

+ Viết được các văn bản liên quan đến hoạt động của phương tiện, của thuyền viên;

+ Giao tiếp đơn giản trong chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Báo cáo kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao.

3- Cơ hội việc làm:

Khi tốt nghiệp ra trường sinh viên làm việc ở các vị trí sau:

- Thuỷ thủ trên các phương tiện thuỷ nội địa;

- Người lái phương tiện trên các phương tiện thuỷ nội địa;

- Thuyền phó hoặc Thuyền trưởng ở các phương tiện: chở khách trên 100 người, chở hàng trên 500 tấn, đoàn lai trên 1000 tấn, tàu công tác trên 400 mã lực;

- Cán sự của phòng điều độ vận tải;

- Đội phó hoặc Đội trưởng đội tàu tại các công ty, xí nghiệp; doanh nghiệp vận tải đường thuỷ nội địa.

4- Các môn học chính

- Vẽ kỹ thuật

- Điện tàu thủy

- Cấu trúc tàu            

- Luồng chạy tàu

- Khí tượng, thủy văn

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 1   

- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2  

- Địa văn hàng hải

- Vận tải đường thuỷ nội địa 1             

- Vận tải đường thuỷ nội địa 2             

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

- Trực ca   

- Môi trường đường thuỷ

- Nguyên lý điều khiển tàu thuỷ

- An toàn cơ bản       

- Sơ cứu

- Kỹ thuật bơi lặn

- Thủy nghiệp 1 (làm dây)

- Thiết bị trên boong

- Bảo quản vỏ tàu

- Điều động tàu 1      

- Điều động tàu 2      

- Điều động tàu 3      

- Thiết bị hàng hải 1

- Thiết bị hàng hải 2

- Thực tập I

- Thực tập II

 

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về kết cấu phương tiện thuỷ, bố trí các trang thiết bị trên tàu và công dụng của chúng;

+ Nắm vững nguyên lý điều khiển tàu thủy;

+ Biết nguyên lý hoạt động của máy tàu và hệ thống điện tàu thủy, có thể vận hành máy khi cần thiết;

+ Biết cách phán đoán, dự báo về thời tiết có ảnh hưởng đến hành trình của phương tiện thông qua các thông tin, các hiện tượng tự nhiên hoặc qua các thiết bị chuyên ngành;

+ Nhận biết các loại phương tiện thuỷ nội địa;

+ Biết phương pháp đóng phương tiện, phân loại nguyên vật liệu sử dụng;

+ Nắm vững Luật Giao thông đường thủy nội địa để xử lý đúng các tình huống trong quá trình điều khiển tàu;

+ Nắm được phương pháp lắp ghép các đội hình phương tiện vận tải;

+ Nắm vững độ sâu mực nước, chiều cao của các cấu trúc thượng tầng để tính toán an toàn;

+ Biết xác định vị trí và kiểm soát tuyến đi bằng kiến thức địa dư đã học; nắm vững đặc điểm của các tuyến luồng, bến cảng chính để điều khiển tàu an toàn;

+ Nắm vững những quy định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, nhận biết các loại hàng hoá biết các đặc tính của chúng; biết các phương pháp, thủ tục giao nhận hàng hoá; bảo đảm an toàn cho hàng hoá và hành khách trong quá trình vận chuyển;

+ Có các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua tài liệu sách báo và các thông tin trên internet, có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh phục vụ cho chuyên ngành.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:  

Làm được các công việc của thuyền trưởng phương tiện thuỷ nội địa hạng nhì, cụ thể:

+ Thành thạo việc chèo xuồng, làm dây, bảo dưỡng tàu;

+ Sử dụng được các trang, thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm và biết phương pháp cứu người ngã xuống nước;

+ Thành thạo và hướng dẫn cho thuỷ thủ các nút dây, đấu cáp, đấu dây, lắp ráp và sử dụng các loại ròng rọc, puly, tời;

+ Thực hiện công việc vệ sinh, kiểm tra bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị về dây, cáp, tời, hệ thống truyền động;

+ Đo dò luồng lạch;

+ Đo mớn nước phương tiện;

+ Chỉ huy mọi người trên phương tiện để xử lý khi phương tiện có tình huống khẩn cấp, nguy cơ mất an toàn hoặc bị tai nạn;

+ Chủ động thực hiện các công việc chuẩn bị cho một chuyến hành trình của phương tiện;

+ Điều động tàu an toàn khi ra vào bến, neo đậu và hành trình trong mọi tình huống;

+ Sử dụng được các thiết bị thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác tàu, công tác tìm kiếm cứu nạn;

+ Thực hiện các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường đường thuỷ nội địa;

+ Thực hiện đầy đủ các công việc liên quan hợp đồng vận tải;

+ Lập được các kế hoạch về kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên boong, hệ thống lái, các thiết bị cấp cứu; vệ sinh và bảo dưỡng vỏ phương tiện;

+ Lập kế hoạch và tổ chức một chuyến đi an toàn hiệu quả cho loại phương tiện được điều khiển theo quy định.

3- Cơ hội việc làm:

Khi tốt nghiệp ra trường làm việc ở các vị trí sau:

- Thuỷ thủ trên các phương tiện thuỷ nội địa;

- Người lái phương tiện trên các phương tiện thuỷ nội địa;

- Thuyền phó hoặc Thuyền trưởng ở các phương tiện: chở khách đến 100 người, chở hàng đến 500 tấn; đoàn lai đến 1000 tấn; tàu công tác đến 400 mã lực.

4- Các môn học chính

- Điện tàu thủy

- Cấu trúc tàu            

- Luồng chạy tàu

- Khí tượng, thủy văn

- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 1   

- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2   

- Vận tải đường thuỷ nội địa 1             

- Trực ca   

- Môi trường đường thuỷ

- Nguyên lý điều khiển tàu thuỷ

- An toàn cơ bản       

- Sơ cứu

- Kỹ thuật bơi lặn

- Thủy nghiệp 1 (làm dây)

- Thiết bị trên boong

- Điều động tàu 1      

- Điều động tàu 2      

- Thiết bị hàng hải  1

- Thực tập I

 

Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com