TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
+ Có khả năng ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, thủy lực - khí nén;
+ Phân tích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của: các cơ cấu truyền động cơ khí, cụm thiết bị điện - điện tử, hệ thống thuỷ lực - khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;
+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống cơ điện tử;
+ Có khả năng ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); sử dụng máy tính để thiết lập sơ đồ hệ thống cơ điện tử;
+ Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
+ Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ điện tử;
+ Giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;
+ Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
3- Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Cơ điện tử trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử;
- Các dây chuyền sản xuất tự động;
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử;
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.
4- Các môn học chính
- Tiếng Anh chuyên nghề Cơ điện tử
- Vật liệu công nghiệp
- Cơ học ứng dụng
- Nguyên lý chi tiết máy
- An toàn lao động
- Vẽ kỹ thuật cơ khí
- Vẽ kỹ thuật điện
- AUTOCAD
- Dung sai và đo lường kỹ thuật
- Kỹ thuật điện- điện tử
- Kiến trúc máy tính
- Đo lường điện, điện tử
- Kỹ thuật số
- Tổ chức và quản lý sản xuất
- Nhập môn cơ điện tử
- Điện cơ bản
- Điện tử cơ bản
- Kỹ thuật gia công cơ khí
- Lập trình PLC
- Kỹ thuật cảm biến
- Điện tử công suất
- Truyền động điện
- Kỹ thuật điều khiển tự động
- Gia công nguội cơ bản
- Gia công cơ khí trên máy công cụ
- Gia công trên máy CNC
- Tháo lắp các cụm máy công cụ
- Điều khiển khí nén I
- Điều khiển khí nén II
- Điều khiển thuỷ lực I
- Lắp đặt, vận hành hệ thống cơ điện tử
- Hệ thống sản xuất linh hoạt MPS
- Vi điều khiển
- Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng
- Bài tập tổng hợp cơ điện tử
- Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;
+ Có khả năng ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, thủy lực-khí nén;
+ Giải thích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của: các cơ cấu truyền động cơ khí, cụm thiết bị điện - điện tử, hệ thống thuỷ lực-khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;
+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống cơ - điện tử;
+ Có khả năng ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên nghề;
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); vẽ được sơ đồ hệ thống cơ điện tử có sự trợ giúp máy tính;
+ Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
+ Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp của hệ thống cơ điện tử;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghề;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề.
3- Cơ hội việc làm:
Học sinh sau khi tốt nghiệp nghề “Cơ điện tử” trình độ trung cấp nghề làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử;
- Các dây chuyền sản xuất tự động;
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử;
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.
4- Các môn học chính
- Tiếng Anh chuyên nghề Cơ điện tử
- Vật liệu công nghiệp
- Cơ học ứng dụng
- An toàn lao động
- Vẽ kỹ thuật cơ khí
- Vẽ kỹ thuật điện
- AUTOCAD
- Dung sai và đo lường kỹ thuật
- Kỹ thuật điện - điện tử
- Kiến trúc máy tính
- Đo lường điện, điện tử
- Kỹ thuật số
- Nhập môn cơ điện tử
- Điện cơ bản
- Điện tử cơ bản
- Lập trình PLC
- Kỹ thuật cảm biến
- Điện tử công suất
- Gia công nguội cơ bản
- Gia công cơ khí trên máy công cụ
- Gia công trên máy CNC
- Tháo lắp các cụm máy công cụ
- Điều khiển khí nén I
- Điều khiển thuỷ lực I
- Lắp đặt, vận hành hệ thống cơ điện tử
- Thực tập tốt nghiệp
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp