TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản hóa học đại cương, hóa hữu cơ, hóa phân tích và hóa học hóa lý polymer;
+ Trình bày được cấu tạo, thành phần, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến mủ cao su nguyên liệu;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng, công dụng, quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
+ Mô tả được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
+ Mô tả được quy trình phân tích các chỉ tiêu của mủ cao su và cao su nguyên liệu;
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cao su nguyên liệu;
+ Đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2008;
+ Giải thích được tầm quan trọng của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lựa chọn, tính toán và pha chế được các hóa chất sử dụng trong chế biến và bảo quản mủ cao su;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
+ Vận hành thành thạo quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
+ Xác định được các chỉ tiêu hóa lý của mủ cao su và cao su nguyên liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam;
+ Phân loại được các loại mủ cao su;
+ Hướng dẫn được quy trình kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng các loại dụng cụ, thiết bị chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
+ Phát hiện và khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản mủ cao su;
+ Áp dụng được các biện pháp cải tiến kỹ thuật, quản lý sản xuất, tham gia nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề Chế biến mủ cao su, có thể làm việc tại:
- Tất cả các vị trí trong dây chuyền sản xuất sản phẩm SVR, RSS, mủ latex cô đặc trong các Doanh nghiệp chế biến mủ cao su.
- Làm việc tại các vị trí kiểm tra chỉ tiêu sản phẩm mủ cao su trong các phòng Quản lý chất lượng của các công ty.
- Làm công tác tư vấn trong lĩnh vực quản lý chất lượng của các doanh nghiệp cao su.
- Làm Giáo viên dạy nghề chế biến mủ cao su trong các Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật
- Điện kỹ thuật
- Vật liệu
- Hóa học đại cương
- Hóa hữu cơ
- An toàn lao động
- Hóa phân tích
- Đại cương về cao su thiên nhiên
- Dụng cụ đo
- Quá trình công nghệ
- Máy và thiết bị
- Chế biến cao su SVR L, SVR 3L, SVR 5
- Chế biến cao su SVR CV60, SVR CV50
- Chế biến cao su SVR 10, SVR 20
- Chế biến Latex cô đặc
- Chế biến mủ tờ RSS
- Đánh giá chất lượng thành phẩm SVR, RSS
- Đánh giá chất lượng thành phẩm latex cô đặc
- Bảo quản thành phẩm SVR, RSS
- Bảo quản thành phẩm latex cô đặc
- Bảo dưỡng thiết bị
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Phát triển nghề nghiệp
- Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản hóa học đại cương, phương pháp pha chế hóa chất dùng trong chế biến mủ cao su;
+ Trình bày được thành phần và tính chất của mủ cao su;
+ Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cao su;
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm cao su;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng, công dụng, quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong chế biến mủ cao su;
+ Mô tả được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
+ Nêu được các nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2008;
+ Trình bày được các quy định thực hiện an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Pha được các hóa chất dùng trong các quy trình chế biến mủ cao su;
+ Sử dụng được các dụng cụ đo, kiểm tra nguyên liệu, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
+ Vận hành thành thạo các thiết bị dùng trong chế biến mủ cao su;
+ Làm được công tác vệ sinh thiết bị định kỳ theo đúng quy trình;
+ Phát hiện được sự cố kỹ thuật trong mỗi công đoạn sản xuất;
+ Tổ chức được các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình sản xuất;
3- Cơ hội việc làm
Tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề Chế biến mủ cao su, học sinh sẽ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su tại các vị trí sau:
- Tiếp nhận mủ; đánh đông mủ; vận hành các thiết bị gia công cơ học; vận hành lò sấy, lò xông;
- Cân mủ cao su và vận hành máy ép bành mủ cao su;
- Bảo quản thành phẩm SVR, RSS;
- Vận hành máy ly tâm, bảo quản thành phẩm mủ latex cô đặc.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật
- Điện kỹ thuật
- Vật liệu
- Hóa học đại cương
- An toàn lao động
- Đại cương về cao su thiên nhiên
- Pha chế hóa chất
- Dụng cụ đo
- Quá trình công nghệ
- Máy và thiết bị
- Chế biến cao su SVR L, SVR 3L, SVR 5
- Chế biến cao su SVR CV60, SVR CV50
- Chế biến cao su SVR 10, SVR 20
- Chế biến Latex cô đặc
- Chế biến mủ tờ RSS
- Bảo quản thành phẩm SVR, RSS
- Bảo quản thành phẩm latex cô đặc
- Bảo dưỡng thiết bị
- Thực tập tốt nghiệp
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp