TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được công việc chuẩn bị nguyên liệu cho chế biến cà phê và ca cao;
+ Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện công việc trong quy trình chế biến đối với một số sản phẩm cà phê và ca cao cụ thể;
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến cà phê và ca cao;
+ Phân tích được quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm cà phê phổ biến như: cà phê rang xay, cà phê hoà tan và ca cao như: ca cao bột, bơ ca cao, sô cô la;
+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cà phê và ca cao;
+ Đề ra các giải pháp xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề chế biến cà phê và ca cao;
+ Trình bày được nội dung tổ chức và quản lý sản xuất ở các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm;
+ Trình bày được các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiêt bị được sử dụng trong quá trình chế biến cà phê - ca cao;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm cà phê: Cà phê quả khô hoặc cà phê thóc, cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các sản phẩm ca cao: Ca cao hạt khô, ca cao bột, bơ ca cao, sô cô la;
+ Chế biến được các sản phẩm cà phê và ca cao theo quy trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;
+ Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, trên dây chuyền chế biến cà phê và ca cao ở các điều kiện khác nhau;
+ Thực hiện được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thết bị;
+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất một phân xưởng, một ca hoặc tổ sản xuất;
+ Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp với đồn nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
+ Phân tích, đánh giá và xử lý được các sự cố thường xảy ra trong quá trình sản xuất. Đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn chế biến cà phê và ca cao;
+ Thực hiện đúng quy trình về vệ sinh an toàn lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất.
3- Cơ hội việc làm
Các vị trí làm việc trong tương lai sau khi học viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề chế biến cà phê - ca cao
+ Phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở, đơn vị chế biến sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hoà tan và sản phẩm hạt ca cao đã lên men xuất khẩu; bơ, bột ca cao, sô- cô-la;
+ Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật cho trung tâm khuyến công, hội nông dân về sơ chế và bảo quản sản phẩm cà phê và ca cao sau thu hoạch của tỉnh hoặc thành phố;
+ Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng các sản phẩm cà phê và ca cao tại trung tâm kiểm định như: VINA CONTROL, VINA CAFE, FCC;
+ Chế biến và kinh doanh quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ về các sản phẩm cà phê và ca cao.
4- Các môn học chính
- Toán học (A1,A2)
- Vật lý đại cương
- Điện kỹ thuật
- Vẽ kỹ thuật
- Sinh học đại cương
- Hoá phân tích
- An toàn lao động
- Máy & thiết bị chế biến thực phẩm
- Hoá sinh thực phẩm
- Vi sinh thực phẩm
- Bao bì thực phẩm
- Dinh dưỡng & an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các quá trình Công nghệ chế biến trong chế biến Nông sản và thực phẩm
- Bảo quản nông sản sau thu hoạch
- Quản lý chất lượng thực phẩm
- Tổ chức sản xuất
- Phân tích thực phẩm
- Tiếng Anh chuyên ngành
a. Chế biến cà phê
- Nhập quả cà phê tươi
- Tách vỏ thịt quả cà phê
- Làm khô cà phê thóc hoặc cà phê quả tươi
- Tách vỏ thóc cà phê hoặc vỏ quả cà phê khô
- Hoàn thiện cà phê nhân
- Rang cà phê nhân
- Phối trộn các chất phụ gia với cà phê rang
- Xay bột và đóng gói cà phê
- Pha chế cà phê
- Chế biến cà phê hoà tan
b. Chế biến ca cao
- Chuẩn bị quả ca cao tươi
- Lên men hạt ca cao
- Làm khô hạt ca cao
- Bảo quản hạt ca cao thành phẩm
- Sản xuất bơ ca cao
- Sản xuất bột ca cao
- Sản xuất sô-cô-la
- Phân tích và đánh giá chất lượng ca cao
- Bảo trì xưởng chế biến cà phê và ca cao
- Quản lý quá trình sản xuất cà phê và ca cao
- Xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất cà phê và ca cao
- Giám sát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cà phê và ca cao
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được công việc chuẩn bị nguyên liệu cho chế biến cà phê và ca cao;
+ Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện công việc trong quy trình chế biến đối với một số sản phẩm cà phê và ca cao cụ thể;
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến cà phê và ca cao;
+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cà phê và ca cao;
+ Trình bày được các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế biến cà phê và ca cao;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm cà phê: Cà phê quả khô hoặc cà phê thóc, cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các sản phẩm ca cao: Ca cao hạt khô, bơ ca cao, bột ca cao;
+ Chế biến được các sản phẩm cà phê và ca cao theo quy trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;
+ Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, trên dây chuyền chế biến cà phê và ca cao ở các điều kiện khác nhau;
+ Thực hiện được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị;
+ Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
+ Thực hiện đúng quy trình về vệ sinh an toàn lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất.
3- Cơ hội việc làm
Các vị trí làm việc trong tương sau khi học viên tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề chế biến cà phê - ca cao
+ Công nhân kỹ thuật tại các cơ sở, đơn vị chế biến sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và sản phẩm hạt ca cao đã lên men xuất khẩu; bơ, bột ca cao;
+ Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật cho trung tâm khuyến công, hội nông dân về sơ chế và bảo quản sản phẩm cà phê và ca cao sau thu hoạch của địa phương;
+ Chế biến và kinh doanh quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ về các sản phẩm cà phê và ca cao.
4- Các môn học chính
- Điện kỹ thuật
- Vẽ kỹ thuật
- An toàn lao động
- Máy & thiết bị chế biến thực phẩm
- Hoá sinh thực phẩm
- Vi sinh thực phẩm
- Bao bì thực phẩm
- Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các quá trình Công nghệ chế biến trong chế biến Nông sản và thực phẩm
- Bảo quản nông sản sau thu hoạch
- Quản lý chất lượng thực phẩm
a/ Chế biến cà phê
- Nhập quả cà phê tươi
- Tách vỏ thịt quả cà phê
- Làm khô cà phê thóc hoặc cà phê quả tươi
- Tách vỏ thóc cà phê hoặc vỏ quả cà phê khô
- Hoàn thiện cà phê nhân
- Rang cà phê nhân
- Phối trộn các chất phụ gia với cà phê rang
- Xay bột và đóng gói cà phê
- Pha chế cà phê
b/ Chế biến ca cao
- Chuẩn bị quả ca cao tươi
- Lên men hạt ca cao
- Làm khô hạt ca cao
- Bảo quản hạt ca cao thành phẩm
- Sản xuất bơ ca cao
- Sản xuất bột ca cao
- Bảo trì xưởng chế biến cà phê và ca cao
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp