TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về vẽ mỹ thuật và vẽ kỹ thuật;
+ Mô tả được các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động;
+ Nêu được các đặc điểm và tính chất cơ bản của vật liệu đá;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất;
+ Trình bày được các tính năng công dụng cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công trong nghề;
+ Mô tả được cách sử dụng, vận hành các dụng cụ thiết bị máy móc thường dùng trong nghề;
+ Mô tả được các bước qui trình gia công phôi các loại phù điêu, các loại tượng con giống và tượng người thông thường trong nghề;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về trang sức sản phẩm;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về phân loại nhập kho đóng gói sản phẩm, và định hướng sản phẩm;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về thiết kế mẫu sản phẩm;
+ Vận dụng các kiến thức cơ bản về hình họa, trang trí mỹ thuật để sao chép, thiết kế mẫu trong quá trình thực hiện các bài tập trong nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Chép được một số mẫu thường dùng trong nghề;
+ Nhận biết được các đặc điểm, tính chất của các vật liệu thường dùng trong nghề, biết lựa chọn, sử dụng, bảo quản được vật liệu;
+ Nhận biết được các loại đá thường dùng trong nghề, biết lựa chọn các loại đá phù hợp với từng loại sản phẩm;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công, các dụng cụ thiết bị máy móc trong nghề;
+ Gia công được các loại phôi như: Phôi phù điêu các loại, phôi tượng con giống, phôi tượng người và phôi có dạng hình trụ thông thường trong nghề;
+ Thiết kế được một số mẫu thông thường trong nghề;
+ Gia công chạm khắc được các sản phẩm thông thường trong nghề như: Phù điêu có nền mặt phẳng, Phù điêu có nền mặt cong, Phù điêu thủng, tượng con giống và tượng người dân gian và tượng người hiện đại;
+ Trang sức được các sản phẩm trong nghề;
+ Phân loại và đánh giá được chất lượng các sản phẩm trong nghề;
+ Tổ chức được tổ, nhóm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của nghề.
3- Cơ hội việc làm:
Nghề Chạm khắc đá có thể làm trong nhà, trong gia đình, trong các lán xưởng, hoặc ngoài công trường, công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp, chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ;
Sau khi học xong người học nghề Chạm khắc đá có thể tham gia làm trong các vị trí sau:
- Công nhân Chạm khắc đá, thợ Điêu khắc đá;
- Kỹ thuật viên, công nhân viên trang trí nội ngoại thất;
- Kỹ thuật viên bảo tồn và tu bổ các di tích cổ;
- Hướng dẫn dạy nghề Chạm khắc đá;
- Quản lý một tổ, đội sản xuất;
- Tự tổ chức kinh doanh hành nghề;
- Tham gia lao động hợp tác với nước ngoài.
4- Các môn học chính
- Vẽ mỹ thuật
- Vẽ kỹ thuật
- An toàn và bảo hộ lao động
- Tổ chức và quản lý sản xuất
- Vật liệu nghề Chạm khắc đá
- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị
- Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Chạm khắc phù điêu có nền mặt phẳng
- Chạm khắc phù điêu có nền mặt cong
- Chạm khắc phù điêu thủng
- Chạm khắc tượng con giống
- Chạm khắc tượng người dân gian
- Chạm khắc tượng người hiện đại
- Trang sức sản phẩm
- Định hướng sản phẩm
- Phân loại, đóng gói, nhập kho sản phẩm
- Thiết kế mẫu sản phẩm
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về vẽ mỹ thuật và vẽ kỹ thuật;
+ Mô tả được các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động;
+ Nêu được các đặc điểm và tính chất cơ bản của vật liệu đá;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất;
+ Trình bày được các tính năng công dụng cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công trong nghề;
+ Mô tả được cách sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các dụng cụ thiết bị máy móc thường dùng trong nghề;
+ Mô tả được các bước qui trình gia công phôi các loại phù điêu, các loại tượng con giống và tượng người thông thường trong nghề;
+ Mô tả được các bước qui trình chạm khắc các loại phù điêu, các loại tượng con giống và tượng người dân gian trong nghề;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về trang sức sản phẩm.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Chép được các mẫu thường dùng trong nghề theo mẫu có sẵn;
+ Gia công các mẫu vạch cho các sản phẩm thông thường trong nghề;
+ Nhận biết được các loại đá thường dùng trong nghề, biết lựa chọn các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm;
+ Gia công được các loại phôi như: Phôi phù điêu các loại, phôi tượng con giống, phôi tượng người và phôi có dạng hình trụ thông thường trong nghề;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công, các dụng cụ thiết bị máy móc trong nghề;
+ Gia công được các sản phẩm thông thường trong nghề như: Phù điêu có nền mặt phẳng, Phù điêu có nền mặt cong, Phù điêu thủng, Tượng con giống và Tượng người dân gian theo mẫu có sẵn;
+ Trang sức được các sản phẩm trong nghề;
+ Tổ chức được tổ, nhóm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của nghề.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong người học nghề Chạm khắc đá làm trong các vị trí sau:
- Công nhân chạm khắc đá, thợ điêu khắc đá;
- Kỹ thuật viên, công nhân viên trang trí nội ngoại thất;
- Kỹ thuật viên bảo tồn và tu bổ các di tích cổ;
- Quản lý một tổ, đội sản xuất;
- Tự tổ chức kinh doanh hành nghề.
4- Các môn học chính
- Vẽ mỹ thuật
- Vẽ kỹ thuật
- An toàn và bảo hộ lao động
- Tổ chức và quản lý sản xuất
- Vật liệu nghề Chạm khắc đá
- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị
- Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Chạm khắc phù điêu có nền mặt phẳng
- Chạm khắc phù điêu có nền mặt cong
- Chạm khắc phù điêu thủng
- Chạm khắc tượng con giống
- Chạm khắc tượng người dân gian
- Trang sức sản phẩm
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp