TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh có thể hiểu những giao tiếp đơn giản về bằng tiếng Anh;
+ Có kiến thức phần mềm tin học văn phòng (word, excel, powerpoint) để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách vở, Internet và sử dụng khi cần trong công việc như huấn luyện hoặc thuyết trình;
+ Có kiến thức về pháp luật bảo hộ lao động;
+ Nắm được đặc tính kỹ thuật, qui trình công nghệ, nguyên lý làm việc của một số máy, thiết bị, công nghệ trong sản xuất;
+ Có kiến thức về tâm lý con người và nắm được phương pháp vận động theo hướng thích hợp;
+ Có kiến thức về các nguyên lý écgônômi;
+ Có kiến thức về những kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cơ bản;
+ Có kiến thức về sơ cấp cứu, tổ chức xử lý các tình huống khẩn cấp như tai nạn, sự cố;
+ Có kiến thức về các tác hại nghề nghiệp, điều kiện lao động;
+ Có kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất nói chung và quản lý về an toàn - vệ sinh lao động nói riêng.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được những chỉ dẫn bằng tiếng anh đơn giản trên máy, thiết bị và tài liệu hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị;
+ Sử dụng thành thạo phần mềm văn phòng (word, excel, powerpoint) và Internet trong công việc văn phòng;
+ Áp dụng đúng các qui định của pháp luật an toàn - vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn quy chuẩn;
+ Lập được kế hoạch bảo hộ lao động, các báo cáo về bảo hộ lao động;
+ Hướng dẫn được người lao động những thao tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động;
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp;
+ Đánh giá được mức độ hợp lý trong bố trí mặt bằng nơi sản xuất, vị trí làm việc và mức độ rủi ro ở nơi làm việc;
+ Phát hiện được các bất hợp lý trong hành trình thao tác sản phẩm, đề xuất các cải thiện;
+ Thực hiện các thao tác sơ cấp cứu cơ bản và hướng dẫn lao động khác;
+ Lập được phương án xử lý tình huống khẩn cấp, tổ chức diễn tập và xử lý tình huống khẩn cấp khi xảy ra;
+ Tổ chức các cuộc họp về an toàn - vệ sinh lao động;
+ Xây dựng được nội qui, qui chế, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động nơi làm việc;
+ Biết tổ chức, vận động người lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có trình độ cao đẳng nghề Bảo hộ lao động có thể tìm kiếm vị trí làm việc sau:
- Cán bộ bảo hộ lao động tại các phòng ban, bộ phận bảo hộ lao động hoặc tại các bộ phận kỹ thuật hoặc tại các phòng tổ chức lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;
- Cán bộ giám sát an toàn hiện trường;
- Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm hoặc xưởng thực hành huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động hoặc các tổ chức có cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động.
4- Các môn học chính
- Toán cao cấp
- Vật lý đại cương
- Hình học họa hình
- Vẽ kỹ thuật
- Kỹ thuật điện
- Cơ kỹ thuật
- Sức bền vật liệu
- Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất
- Hoá đại cương
- Kỹ thuật nhiệt
- Kỹ thuật điện tử
- Tâm lý học đại cương
- Hệ thống pháp luật Bảo hộ lao động
- Điều kiện lao động
- Ecgônômi
- Sơ cấp cứu
- Kỹ thuật xử lý ồn, rung
- Kỹ thuật thông gió
- Kỹ thuật chiếu sáng
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
- Tín hiệu, biển báo
- Kỹ thuật an toàn điện
- Kỹ thuật hòng chống cháy nổ
- Kỹ thuật An toàn cơ khí
- Kỹ thuật xử lý môi trường
- An toàn hoá chất
- An toàn bức xạ
- An toàn trong xây dựng
- Quản lý an toàn - vệ sinh lao động
- Điều tra tai nạn lao động, sự cố
- Thanh tra, kiểm tra An toàn - vệ sinh lao động
- Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh để đọc được tài liệu kỹ thuật đơn giản;
+ Có kiến thức về phần mềm tin học văn phòng word, excel và Internet;
+ Có kiến thức về các qui định của pháp luật về bảo hộ lao động;
+ Có kiến thức về công dụng, đặc tính kỹ thuật, qui trình công nghệ, nguyên lý làm việc của một số thiết bị, máy, công nghệ trong sản xuất;
+ Có kiến thức về tâm lý con người;
+ Có kiến thức về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động;
+ Có kiến thức về điều kiện lao động, kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
+ Có kiến thức về sơ cấp cứu, écgônômy.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được những chỉ dẫn bằng tiếng Anh đơn giản trên máy, thiết bị;
+ Sử dụng thành thạo phần mềm văn phòng word, excel và Internet trong công việc văn phòng;
+ Sử dụng các thiết bị an toàn đúng kỹ thuật;
+ Đánh giá được rủi ro về an toàn - vệ sinh lao động, mức độ hợp lý trong bố trí mặt bằng nơi sản xuất, vị trí làm việc, hành trình thao tác và đề xuất được các biện pháp cải thiện;
+ Thực hiện các thao tác sơ cấp cứu cơ bản;
+ Tham gia xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động;
+ Giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn về an toàn - vệ sinh lao động công nhân thợ bậc thấp cũng như các công nhân cùng trình độ đào tạo.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp ra trường học sinh nghề bảo hộ lao động làm việc tại các vị trí sau:
- Nhân viên bảo hộ lao động tại các phòng ban, bộ phận bảo hộ lao động hoặc tại các bộ phận kỹ thuật hoặc tại các phòng tổ chức lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;
- Nhân viên giám sát an toàn hiện trường;
- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tại các phòng thí nghiệm hoặc xưởng thực hành huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động.
4- Các môn học chính
- Vật lý đại cương
- Hình học họa hình
- Vẽ kỹ thuật
- Kỹ thuật điện
- Cơ kỹ thuật
- Sức bền vật liệu
- Hoá đại cương
- Kỹ thuật nhiệt
- Kỹ thuật điện tử
- Hệ thống pháp luật Bảo hộ lao động
- Điều kiện lao động
- Ecgônômi
- Sơ cấp cứu
- Kỹ thuật xử lý ồn, rung
- Kỹ thuật thông gió
- Kỹ thuật chiếu sáng
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
- Tín hiệu, biển báo
- Kỹ thuật an toàn điện
- Kỹ thuật Phòng chống cháy nổ
- Kỹ thuật An toàn cơ khí
- An toàn hoá chất
- An toàn bức xạ
- An toàn trong xây dựng
- Thực tập tốt nghiệp
Bản quyền 2024 @ Diemtuyensinh.com
Cảm ơn bạn đã hoàn thành form. Hãy nhấn vào liên kết dưới đây để tải tệp:
Tải xuống tệp