TP.HCM: Học sinh học tủ “bó tay” với cấu trúc đề văn mới

Cập nhật: 09/08/2023
Ngày mai 11/6, học sinh lớp 9 tại TPHCM sẽ thi tuyển vào lớp 10 công lập. Năm nay, kỳ thi có nhiều điểm mới so với các năm, trong đó có cấu trúc đề thi. Thí sinh cần chú ý khi làm bài để đạt điểm tốt.

Môn văn phải biết vận dụng

Trước đó, Sở GD-ĐT TPHCM công bố cấu trúc đề thi môn văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 theo định hướng đổi mới. Đề thi chỉ yêu cầu về nhận biết, thông hiểu, vận dụng từ 20% - 30%, đặc biệt yêu cầu vận dụng cao lên đến 70% - 80%. Sự đổi mới nội dung thi môn Ngữ Văn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, vận dung kiến thức và kỹ năng của người học. Học sinh sẽ làm bài trong 120 phút gồm 2 phần.

Phần đọc hiểu chiếm khoảng 3 điểm, học sinh sẽ trả lời các câu hỏi tự luận ngắn đã học trong sách giáo khoa hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa có chủ đề tương tự, phù hợp; trả lời các câu hỏi tự luận ngắn về tiếng Việt; giải bài tập tiếng Việt theo yêu cầu. Mục đích của phần này là đánh giá khả năng ghi nhớ, nhận biết, tái hiện và vận dụng các đơn vị kiến thức cơ bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt; đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đọc hiểu, tiếp nhận văn bản của người học…

Phần hai là tập làm văn chiếm khoảng 7 điểm, trong đó nghị luận xã hội 3 điểm và nghị luận văn học 4 điểm. Ở phần này, học sinh sẽ làm bài về nghị luận văn học, nghị luận xã hội về các vấn đề trong đời sống mà đề bài đưa ra, nhằm đánh giá khả năng thu thập, xử lý và nhận thức vấn đề của học sinh. Với bài nghị luận xã hội ngắn về một tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với lứa tuổi. Bài nghị luận văn học về văn bản thơ hoặc truyện đã học trong chương trình ngữ văn 9. Từ đó, có những yêu cầu vận dụng cao như so sánh, liên hệ với văn bản trong và ngoài sách giáo khoa có chủ đề, thể loại tương tự; rút ra các vấn đề mang tính khái quát về nội dung và hình thức văn học; vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể trong đời sống…

Những thay đổi này được dự đoán sẽ “làm khó” không ít thí sinh có thói quen học vẹt, học tủ. Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, vài năm gần đây, Sở thay đổi dần cách ra đề thi theo hướng đổi mới để kiểm tra, đánh giá năng lực cảm thụ văn chương, khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của người học, hướng đến mục tiêu tránh học tủ, học vẹt và thay đổi phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, đề thi các môn đều có kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Riêng môn tiếng Anh sẽ hướng đến kiểm tra đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Tạo điều kiện cho thí sinh thi tốt

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tại TPHCM sẽ có 77.726 thí sinh dự thi, tăng khoảng 9.000 thí sinh. Trong đó, 70.471 thí sinh cạnh tranh vào lớp 10 thường và 7.255 em thi vào lớp 10 chuyên. Thành phố có 135 hội đồng thi, trong đó có 11 hội đồng thi chuyên.

Mới đây, trong buổi họp với lãnh đạo các hội đồng thi, ông Hồ Phú Bạc - Trưởng Phòng Khảo thí Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, trong buổi thi môn đầu tiên thí sinh phải có mặt lúc 6g30 sáng để làm lễ khai mạc, các môn sau thí sinh chỉ cần có mặt tại điểm thi trước giờ bắt đầu làm bài 30 phút. Thí sinh đi trễ quá 15 phút tính từ thời điểm làm bài sẽ không được dự thi dù bất cứ lí do gì. Trường hợp thí sinh đến trễ phải tính từ cổng điểm thi chứ không phải tính từ cửa phòng thi.

Với những thí sinh đến muộn nhưng chưa có hiệu lệnh giờ làm bài thì lập biên bản và tiếp tục cho dự thi. Nếu thí sinh đến chậm không quá 15 phút từ khi có hiệu lực làm bài thì sẽ thi tại phòng thi dự phòng riêng. Tất cả những trường hợp chậm quá 15 phút sẽ không cho dự thi dù bất cứ lý do gì.

Nếu thí sinh đến nhầm hội đồng thi (HĐT), thì bảo vệ xem hội đồng thi của em đó có gần không để hướng dẫn thí sinh đến đúng chỗ, còn nếu không kịp giờ thi thì sẽ cho vào HĐT đến nhầm để làm bài nhưng bài làm của thí sinh sẽ được niêm phong riêng để về HĐT xử lý.

Giống như những kỳ tuyển sinh của các năm học trước, Sở GD-ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đặc biệt là công an và điện lực để kỳ thi diễn ra một cách nghiêm túc, an toàn. Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị các giám thị phải làm việc hết sức nghiêm túc trong suốt quá trình coi thi nhưng vẫn phải có thái độ hòa nhã, vui vẻ để tránh gây áp lực cho các em. Mùa này là mùa mưa nên chủ tịch các hội đồng phải kiểm tra cơ sở vật chất chặt chẽ, đặc biệt là ánh sáng để đáp ứng nhu cầu tốt nhất khi dự thi cho thí sinh.

Lịch thi lớp 10 tại TPHCM như sau:

Lê Phương
(dantri.com.vn)

Chủ đề liên quan: