SỬA CHỮA THIẾT BỊ MỎ HẦM LÒ

Cập nhật: 29/07/2023
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Phát biểu được những kiến thức cơ bản về cơ khí sửa chữa;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng và cách lắp đặt của các thiết bị cơ mỏ hầm lò như: Thiết bị vận tải, thiết bị bơm – nén khí – quạt gió, hệ thống cột, giàn chống thủy lực, các loại máy khai thác, máy liên hợp đào lò và khấu than;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của các loại máy điện, thiết bị điện được dùng trong khai thác mỏ hầm lò;

+ Đọc được bản vẽ lắp một số bộ phận máy, chi tiết máy phức tạp;

+ Trình bày được các phương pháp lắp ghép, hệ thống dung sai lắp ghép trên bản vẽ;

+ Xác định đúng độ chính xác gia công, độ nhám bề mặt, chuyển hóa được các ký hiệu dung sai thành các trị số gia công tương ứng.

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, sử dụng và phương pháp bảo quản các loại, thước lá, thước cặp, pan me, căn lá;

+ Biết tính năng, cách sử dụng của các loại dụng cụ tháo, lắp và sửa chữa;

+ Phân biệt được tính chất và phạm vi sử dụng của các loại dầu mỡ bôi trơn thường dùng trong sửa chữa. Trình bày được quy trình bảo quản, bôi trơn và sửa chữa các loại máy mỏ hầm lò;

+ Nhận biết ký hiệu, công dụng của một số vật liệu cơ khí, phương pháp gia công các kim loại, hợp kim thông dụng;

+ Biết một số phương pháp gia công kim loại bằng tay như: vạch dấu, đục, giũa, khoan, cưa, cắt ren, hàn để có thể gia cố các chi tiết khi cần;

+ Phân tích, đánh giá được các kiến thức đã học, ứng dụng được các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học, vận dụng và sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật sửa chữa tiên tiến các thiết bị mỏ;

+ Lập được quy trình công nghệ, dự toán để sửa chữa trung tu các thiết bị mỏ;

+ Tính toán và thiết kế được một số hệ thống cung cấp điện nước, khí trong thiết bị mỏ;

+ Tính toán, thiết kế được để phục hồi các thiết bị máy mỏ hư hỏng, ứng dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với các trường hợp xảy ra ở mức độ cao;

+ Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong mỏ và hiểu được tính chất công việc của thợ sửa chữa thiết bị mỏ trong dây chuyền sản xuất mỏ;

+ Biết phương pháp làm việc theo nhóm, cách tổ chức công việc và điều hành trong một tổ sản xuất.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đồ nghề, các thiết bị hỗ trợ chuyên dùng của người thợ trong việc sửa chữa các thiết bị mỏ hầm lò;

+ Lựa chọn và sử dụng hợp lý các loại dụng cụ đo, kiểm tra thông dụng như: Thước cặp, pan me, thước đo góc, căn lá, ca líp lỗ, ca líp ren, các thiết bị kiểm định chất lượng;

+ Tổ chức và thực hiện được các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị mỏ ở điều kiện môi trường mặt bằng nhà xưởng cũng như trong môi trường hầm lò độc hại;

+ Phát hiện nhanh, chính xác các hư hỏng với các thiết bị mỏ khắc phục kịp thời các sự cố thường xảy ra trong quá trình lắp đặt, vận hành và sửa chữa các thiết bị mỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất;

+ Lập được quy trình công nghệ, xây dựng được kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt các loại thiết bị mỏ như: băng tải, máng cào, tời trục, tàu điện, máy bơm, máy nén khí, quạt gió, các loại máy khai thác theo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn;

+ Thiết kế được và thực hiện lắp đặt, đấu nối hệ thống điện máy mỏ. Vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và bơm thoát nước mỏ hầm lò;

+ Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với các công nhân khác. Quyết định về kỹ thuật trong phạm vi có giới hạn chuyên môn đã được đào tạo, có khả năng phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các tình huống trong hoạt động nghề nghiệp và có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào thực tế;

+ Sơ cứu được người bị tai nạn điện giật, sử dụng thành thạo các phương tiện tự cứu cá nhân, các phương tiện an toàn cấp cứu mỏ theo đúng quy trình và xử lý được các tình huống cấp cứu người bị nạn;

+ Độc lập, chủ động, có khả năng hướng dẫn kèm cặp thợ bậc thấp hơn;

+ Tổ chức được và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc;

+ Tích luỹ kinh nghiệm sản xuất thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy nghề.

3- Cơ hội việc làm:

Khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp đang phát triển, thiết bị mỏ hầm lò là những công cụ chính để khai thác, vận tải, thông gió và thoát nước trong công nghệ mỏ hầm lò, vì vậy cơ hội việc làm của người học sau khi tốt nghiệp ra trường là rất lớn.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ:

- Làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng thiết bị mỏ hầm lò;

- Tham gia kèm cặp, đào tạo bậc thợ có trình độ thấp hơn;

- Phụ trách nhóm, tổ trong công việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị mỏ

hoặc đảm nhận các công việc phức tạp yêu cầu trình độ, tay nghề cao;

- Có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn hoặc bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy nghề.

4- các môn học chính

- Vẽ kỹ thuật

- Cơ lý thuyết

- Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường

- Điện kỹ thuật

- Công nghệ vật liệu cơ khí

- AutoCAD

- Sức bền vật liệu

- Chi tiết máy

- Kỹ thuật mỏ

- Kỹ thuật an toàn

- Kinh tế - Tổ chức sản xuất

- Thuỷ lực đại cương

- Điện mỏ

- Vận tải mỏ

- Thiết bị động lực

- Cơ mỏ - máy mỏ

- Gia công nguội - hàn cơ bản

- Kỹ thuật sửa chữa máy

- Sửa chữa điện mỏ

- Bảo dưỡng, sửa chữa băng tải, máng cào

- Bảo dưỡng, sửa chữa tời, trục

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm nước

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí

- Bảo dưỡng, sửa chữa quạt gió

- Cấp cứu mỏ

- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị khoan

- Thực tập nâng cao

- Thực tập nghề nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về cơ khí sửa chữa, vận hành thiết bị mỏ;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng và cách lắp đặt của các thiết bị cơ mỏ hầm lò như: Thiết bị vận tải, thiết bị bơm - nén khí - quạt gió, hệ thống cột chống, giàn chống thủy lực, các loại máy khai thác, máy liên hợp đào lò và khấu than;

+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của hệ thống điện trong các thiết bị mỏ hầm lò;

+  Đọc được bản vẽ lắp một số bộ phận máy, chi tiết máy thông dụng;

+ Trình bày được các phương pháp lắp ghép, hệ thống dung sai lắp ghép trên bản vẽ;

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo, cách sử dụng và phương pháp bảo quản các loại, thước lá, thước cặp, pan me, căn lá;

+ Biết tính năng, cách sử dụng của các loại dụng cụ tháo, lắp và sửa chữa;

+ Phân biệt được tính chất và phạm vi sử dụng của các loại dầu mỡ bôi trơn thường dùng trong sửa chữa;

+ Trình bày được quy trình bảo quản, bôi trơn và sửa chữa các loại máy mỏ hầm lò;

+ Nhận biết ký hiệu, công dụng của các loại vật liệu cơ khí, phương pháp gia công các kim loại và hợp kim thông dụng;

+ Biết một số phương pháp gia công kim loại bằng tay như: vạch dấu, đục, giũa, khoan, cưa, cắt ren, hàn để có thể gia cố các chi tiết khi cần;

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng được các loại dụng cụ đồ nghề, các thiết bị hỗ trợ chuyên dùng của người thợ trong việc sửa chữa các thiết bị mỏ hầm lò, các loại dụng cụ đo, kiểm tra thông dụng như: thước lá, thước cặp, pan me, thước đo góc, căn lá, ca líp lỗ, ca líp ren;

+  Phát hiện được các hư hỏng với các thiết bị mỏ, khắc phục kịp thời các sự cố thường xảy ra trong quá trình lắp đặt, vận hành và sửa chữa các thiết bị mỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất;

+ Chuẩn bị được các phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư và tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt các loại thiết bị mỏ như: băng tải, máng cào, tời trục, tàu điện, máy bơm, máy nén khí, quạt gió, các loại máy khai thác theo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn;

+ Thực hiện được công việc lắp đặt, đấu nối hệ thống điện trong thiết bị mỏ thiết bị vận hành;

+ Sơ cứu được người bị tai nạn điện giật, sử dụng được các phương tiện tự cứu cá nhân, các phương tiện an toàn cấp cứu mỏ theo đúng quy trình và xử lý được các tình huống cấp cứu người bị nạn;

3- Cơ hội việc làm:.

- Thiết bị mỏ hầm lò là các công cụ, máy móc chính để khai thác, vận tải, thông gió và thoát nước trong công nghệ mỏ hầm lò, vì vậy cơ hội việc làm của người học sau khi tốt nghiệp ra trường là rất lớn;

-  Người học sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc các vị trí:

+  Làm thợ vận hành, sửa chữa thiết bị tại các doanh nghiệp mỏ;

+ Tham gia kèm cặp, đào tạo bậc thợ có trình độ thấp hơn;

+ Có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.

4- Các môn học chính

- Vẽ kỹ thuật

- Cơ kỹ thuật

- Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường

- Điện kỹ thuật

- Công nghệ vật liệu cơ khí

- Kỹ thuật mỏ

- Kỹ thuật an toàn

- Kinh tế - Tổ chức sản xuất

- Thuỷ lực đại cương

- Điện mỏ

- Vận tải mỏ

- Thiết bị động lực

- Cơ mỏ - máy mỏ

- Gia công nguội - hàn cơ bản

- Kỹ thuật sửa chữa máy

- SC điện mỏ

- Bảo dưỡng, sửa chữa băng tải, máng cào

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm nước

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí

- Bảo dưỡng, sửa chữa quạt gió

- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị khoan

- Thực tập nghề nghiệp

Chủ đề liên quan: