Ngành Thú y
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 5 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức cơ bản và chuyên môn vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
- Có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức về sinh lý học, bệnh lý học, dịch tễ học, dược lý học và miễn dịch học thú y.
- Có kỹ năng chẩn đoán bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật.
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong điều trị và bảo vệ vật nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
8
Hoá phân tích
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
9
Sinh học đại cương
3
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
10
Sinh học phân tử
4
Giáo dục thể chất
11
Toán cao cấp
5
Giáo dục quốc phòng
12
Xác suất - Thống kê
6
Ngoại ngữ
13
Tin học đại cương
7
Hoá học
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1
Hoá sinh đại cương
6
Dinh dưỡng động vật
2
Động vật học
7
Vi sinh vật đại cương
3
Giải phẫu động vật I
8
Dược lý học thú y
4
Tổ chức và phôi thai học
9
Miễn dịch học thú y
5
Sinh lý động vật
Kiến thức ngành
1
Bệnh lý học thú y
6
Bệnh truyền nhiễm thú y
2
Độc chất học thú y
7
Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
3
Chẩn đoán bệnh thú y
8
Ngoại khoa thú y
4
Dịch tễ học thú y
9
Kiểm nghiệm thú sản
5
Bệnh nội khoa thú y
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Hoá sinh đại cương
Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.
Động vật học
Nội dung: Tập trung vào tổ chức và hệ thống động vật; động vật đơn bào; động vật không xương sống; động vật có xương sống; các dạng hoạt động sống chung của các động vật.
Giải phẫu động vật I
Nội dung: môn học tập trung vào cấu tạo cơ thể của các loại gia súc và gia cầm hình thái, cấu tạo và vị trí của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
Tổ chức và phôi thai học
Nội dung: tập trung vào cấu tạo vi thể, chức năng của các tổ chức, mô bào, tế bào cơ thể động vật; tổ chức liên kết, biểu mô, tổ chức tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, mạch quản, huyết học, tiết niệu sinh dục; các giai đoạn phát triển của phôi thai gia súc, gia cầm.
Sinh lý động vật
Nội dung: tập trung vào sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ-thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương, stress và sinh lý thích nghi. Sinh lý tim và tuần hoàn máu, nội tiết, bài tiết, hô hấp, tiêu hoá và hấp thu, bài tiết. Điều hoà trao đổi chất và năng lượng, sinh lý sinh sản, sinh lý tiết sữa.
Dinh dưỡng động vật
Nội dung: tập trung vào dinh dưỡng nước, dinh dưỡng vitamin, dinh dưỡng khoáng; dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein và axit amin; các chất kháng dinh dưỡng; các hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn; nhu cầu dinh dưỡng, thu nhận thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần.
Vi sinh vật đại cương
Nội dung: tập trung vào cơ chế hoạt động và vai trò của vi sinh vật trong các hoạt động sống; đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như hoạt động sống; một số nhóm vi sinh vật chủ yếu, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.
Dược lý thú y
Nội dung: tập trung vào dược lý học; các quá trình dược động học, cơ chế tác dụng của thuốc; thuốc tác dụng ưu tiên trên các hệ cơ quan của cơ thể (hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật, ngọn dây thần kinh cảm giác, hệ tim mạch, máu, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, tiết niệu và sinh dục); thuốc tác dụng chuyển hoá, kích thích sinh trưởng; thuốc chống vi trùng, ký sinh trùng.
Miễn dịch học thú y
Nội dung: tập trung vào miễn dịch và phân loại miễn dịch; hệ thống miễn dịch của cơ thể; kháng nguyên, kháng thể, phản ứng kháng nguyên - kháng thể; đáp ứng miễn dịch; miễn dịch bệnh lý; những ứng dụng thực tế trong thú y.
Bệnh lý học thú y
Nội dung: môn học tập trung vào sinh lý bệnh; viêm; rối loạn chuyển hoá các chất; rối loạn điều hoà thân nhiệt; rối loạn hệ thống máu; sinh lý bệnh hệ thống tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu, nội tiết, gan; tổn thương cơ bản ở tế bào, mô; thoái hoá mô; viêm và điều trị vết thương; bệnh lý học các cơ quan hệ thống: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, cơ, xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tiết; bệnh lý học các bệnh vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, thiếu dinh dưỡng.
Độc chất học thú y
Nội dung: môn học tập trung vào độc chất; phân loại độc chất; các quá trình dược động học và cơ chế tác dụng của chất độc; các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc; ngộ độc kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, độc tố nấm, độc tố thực vật; kỹ thuật phân tích chất độc.
Chẩn đoán bệnh thú y
Nội dung: tập trung vào chẩn đoán bệnh; phương pháp kiểm tra lâm sàng; kiểm tra các cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng; kiểm tra hệ thống tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh; kỹ thuật xét nghiệm phi lâm sàng: máu, nước tiểu.
Dịch tễ học thú y
Nội dung: môn học tập trung vào nguyên lý cơ bản của dịch tễ học; các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ứng dụng trong điều tra, phòng và khống chế dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Bệnh nội khoa thú y
Nội dung: tập trung vào nguyên lý điều trị học thú y; bệnh ở các hệ thống tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, cơ quan tạo máu, tiết niệu, thần kinh, nội tiết; trúng độc và bệnh ở gia súc non; thực hành điều trị bệnh nội khoa.
Bệnh truyền nhiễm thú y
Nội dung: tập trung vào các bệnh truyền nhiễm chủ yếu thường gặp ở gia súc, gia cầm, động vật hoang dã và động vật cảnh; nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng bệnh tích, các biện pháp chẩn đoán và phòng trị.
Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
Nội dung: tập trung vào nguyên lý cơ bản của ký sinh trùng học và bệnh ký sinh trùng thú y, những phương pháp chẩn đoán, biện pháp phòng trừ; cơ sở sinh học của ký sinh trùng, bệnh ký sinh trùng, đại cương về giun sán ký sinh.
Ngoại khoa thú y
Nội dung: tập trung vào viêm, nhiễm trùng, tổn thương ngoại khoa; các bệnh ngoại khoa thú y thường gặp ở gia súc; phẫu thuật ngoại khoa thú y.
Kiểm nghiệm thú sản
Nội dung: tập trung vào kỹ thuật kiểm tra vệ sinh thú y động vật trước và sau khi giết mổ, kiểm tra sản phẩm động vật; kiểm soát sát sinh và kiểm dịch động vật.