Ngành Quản lý môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
(Management of Aquatic Environment and Resources)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có kiến thức cơ bản vững vàng, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn về quản lý môi trường, sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản.
Mục tiêu cụ thể
- Có kiến thức cơ bản về đánh giá và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng thuỷ sinh vật và phương pháp xây dựng và quản lý các khu bảo tồn thuỷ sinh vật;
- Có kiến thức đại cương về nuôi trồng thuỷ sản và công nghệ khai thác thuỷ sản;
- Có kiến thức về luật pháp, hiểu biết cơ bản về kinh tế tài nguyên, xã hội liên quan đến quản lý môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
- Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc tập thể trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn liên quan đến đánh giá và quản lý môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
8
Hoá phân tích
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
9
Sinh học đại cương
3
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
10
Sinh học phân tử
4
Giáo dục thể chất
11
Toán cao cấp
5
Giáo dục quốc phòng
12
Xác suất - Thống kê
6
Ngoại ngữ
13
Tin học đại
7
Hoá học
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1
Hoá sinh đại cương
5
Sinh học thuỷ sinh vật
2
Sinh thái thuỷ sinh vật
6
Đánh giá tác động môi trường thuỷ sản
3
Ngư loại 1
7
Hải dương nghề cá
4
Hình thái và phân loại giáp xác và nhuyễn thể
8
Phương pháp nghiên cứu trong nghề cá
Kiến thức ngành
1
Kinh tế tài nguyên nghề cá
5
Đa dạng sinh học và bảo tồn
2
Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản
6
Quan trắc và cảnh báo môi trường
3
Luật và các điều ước quốc tế thuỷ sản
7
Nuôi trồng thuỷ sản đại cương
4
Quản lý nguồn lợi và môi trường thuỷ sản
8
Công nghệ khai thác thuỷ sản đại cương
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Hoá sinh đại cương
Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.
Sinh thái thủy sinh vật
Nội dung: trình bày các khái niệm cơ bản về sinh thái thủy sinh vật; các hệ sinh thái; vảo vệ các hệ sinh thái và môi trường liên quan đến thủy sinh vật.
Ngư loại học
Nội dung: tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại cá; sinh thái cá; khu hệ cá Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối tượng nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.
Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể
Nội dung: tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại giáp xác và nhuyễn thể; khu hệ giáp xác và nhuyễn thể Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối tượng nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.
Sinh học thuỷ sinh vật
Nội dung: Môn học tập trung vào đặc điểm sinh học, phân loại và nhận dạng các nhóm sinh vật thuỷ sinh; vai trò và ứng dụng của sinh vật thuỷ sinh trong quản lý môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Đánh giá tác động môi trường thuỷ sản
Nội dung: Môn học khái quát các hoạt động thuỷ sản và vấn đề quản lý môi trường trong ngành thuỷ sản ở Việt Nam; giới thiệu hệ thống đánh giá tác động môi trường, bao gồm các công việc và các bước thực hiện; kết quả, hiệu quả và ý nghĩa công tác đánh giá tác động môi trường trong thuỷ sản cũng được đề cập.
Hải dương học nghề cá
Nội dung: Môn học bao gồm những kiến thức hải dương học ứng dụng trong quản lý và khai thác cá biển: quy luật biến động phân bổ của các cấu trúc hoàn lưu, nhiệt động học, hoá học, sinh học, sinh thái và khối nước biển liên quan đến tập tính sinh sản, sinh trưởng, sự tập trung và di cư các đàn cá và khả năng đánh bắt cá biển; nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố chủ yếu của điều kiện môi trường biển với sự tồn tại và phát triển nguồn lợi cá, các phương pháp khảo sát thu thập, xử lý phân tích các đặc trưng môi trường, các phương pháp mô hình đánh giá và dự báo nguồn lợi, dự báo ngư trường, dự báo cá khai thác phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành nghề cá và bảo vệ nguồn lợi biển.
Phương pháp nghiên cứu nguồn lợi thủy sản
Nội dung: Môn học giới thiệu những ứng dụng công nghệ viễn thám, định vị toàn cầu và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu và tiềm năng sử dụng công nghệ viễn thám trong công tác quản lý tổng hợp; giới thiệu phần mềm ARVIEW và ứng dụng trong nghiên cứu; các công cụ trong nghiên cứu quản lý môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Kinh tế tài nguyên nghề cá
Nội dung: Môn học giới thiệu các phương pháp điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản, khái niệm cơ bản về nghề cá, biến động nguồn lợi thuỷ sản theo các mô hình kinh tế; mô hình kinh tế nghề cá, mô hình kinh tế sinh học nghề cá, vai trò ý nghĩa của các mô hình kinh tế nghề cá đối với công tác quy hoạch phát triển và quản lý nghề cá.
Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản
Nội dung: Môn học giới thiệu kiến thức tổng quan về nguồn lợi thủy sản, các phương pháp đánh giá biến động quần đàn, trữ lượng và khả năng khai thác. Trong phần thực hành, sinh viên biết cách phân tích số liệu nghề cá bằng các phần mềm chuyên dùng.
Luật và các điều ước quốc tế thuỷ sản
Nội dung: Môn học giới thiệu luật và các điều ước quốc tế về quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản: Luật Thủy sản, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật và các điều ước quốc tế có liên quan đến Việt Nam.
Quản lý nguồn lợi và môi trường thuỷ sản
Nội dung: Môn học giới thiệu những khái niệm, phân loại và hiện trạng quản lý nguồn lợi và môi trường thuỷ sản; tiến trình và phương pháp quản lý nguồn lợi và môi trường thuỷ sản được giới thiệu, bao gồm các nội dung đánh giá hiện trạng, mục tiêu và công cụ quản lý; ứng dụng GIS và mô hình hoá trong quản lý nguồn lợi và môi trường thuỷ sản cũng được đề cập.
Đa dạng sinh học và bảo tồn
Nội dung: Môn học bao gồm các khái niệm về đa dạng sinh học, hiện trạng sử dụng đa dạng thủy sinh học, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng thủy sinh học và biện pháp bảo tồn đa dạng thủy sinh học.
Quan trắc và cảnh báo môi trường
Nội dung: Môn học giới thiệu hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường; hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường: không khí, đất, nước, chất thải rắn, các chất độc hại và chất thải gây hại, kiểm soát sinh thái; các công cụ và phương pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường; ô nhiễm môi trường nghề cá, theo dõi môi trương nghề cá, đánh giá chất lượng môi trường nghề cá, mối quan hệ giữa môi trường và sản xuất thuỷ sản, xử lý nước dùng cho nghề cá; Chiến lược Quốc gia và pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Nuôi trồng thuỷ sản đại cương
Nội dung: Môn học giới thiệu hệ thống nuôi trồng thuỷ sản; sinh lý và dinh dưỡng căn bản của động vật thuỷ sản; nguyên lý và biện pháp quản lý môi trường ao nuôi thuỷ sản; kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài cá và giáp xác nước ngọt và lợ quan trọng và nuôi một số loài nhuyễn thể có sản lượng lớn và một số vấn đề quan tâm trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Công nghệ khai thác thuỷ sản đại cương
Nội dung: Môn học giới thiệu cấu tạo các loại ngư cụ khai thác thuỷ sản, phương pháp tổ chức khai thác thuỷ sản ở Việt nam, tác động xấu của nghề khai thác thuỷ sản ở Việt Nam đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.