Ngành Công nghệ sau thu hoạch

Cập nhật: 29/07/2023
 

Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH (Postharvest procesing)

Trình độ đào tạo:         Đại học

Mã ngành:                    52540104

Thời gian đào tạo:        4 năm.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về công nghệ sau thu hoạch; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong bảo quản chế biến nông sản.

Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức cơ bản về thành phần, tính chất vật lý, sinh học, hoá học của các loại nông sản; thành phần dinh dưỡng của các loại nông sản, thực phẩm; các quá trình công nghệ bảo quản và chế biến nông sản; kỹ thuật và thiết bị bảo quản và chế biến nông sản; an toàn thực phẩm  có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào sản xuất trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản.

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo

Chương trình đào tạo có khối lượng tối thiểu 120 TC, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.

Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo  

 

Nhóm kiến thức

Số TC

   a)  

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

48

   b)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu. Trong đó tối thiểu:

72

 

- Kiến thức cơ sở ngành

18

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

35

 

- Kiến thức bổ trợ

6

 

- Thực tập nghề nghiệp

3

 

- Khoá luận tốt nghiệp

10

 

Cộng

120

 

DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC

Kiến thức giáo dục đại cương     

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích                                       

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp                                       

5

Giáo dục quốc phòng        

12

Xác suất - Thống kê                             

6

Ngoại ngữ         

13

Tin học đại cương

7

Hoá học

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

Kiến thức cơ sở ngành           

1

Hoá sinh đại cương

5

Kỹ thuật thực phẩm 

2

Hóa học thực phẩm      

6

An toàn thực phẩm

3

Dinh dưỡng học

7

Nhiệt kỹ thuật                                       

4

Vật lý học thực phẩm

 

 

 

Kiến thức ngành

1

Phân tích thực phẩm

5

Công nghệ chế biến nông sản

2

Đánh giá cảm quan thực phẩm

6

Công nghệ chế biến thực phẩm

3

Bảo quản nông sản, thực phẩm

7

Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm

4

Bao gói thực phẩm

 

 

 

Mô tả nội dung các học phần  bắt buộc (phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

* Hoá sinh đại cương  

Môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein  nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

* Hoá học thực phẩm

            Nước và vai trò của nước đối với cấu trúc, chất lượng thực phẩm;  thành phần hoá học cơ bản có trong thực phẩm, các hợp chất phenol thực vật, hợp chất tạo màu, tạo vị và tạo cấu trúc cho sản phẩm thực phẩm; tính chất công nghệ của một số hợp phần thực phẩm quan trọng, các phưong pháp biến hình lý, hoá và enzym học để cải biến cấu hình của các hợp phần nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thực phẩm. 

* Dinh dưỡng học       

            Tập trung vào những khái niệm cơ bản về dinh dưỡng người; phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tính toán nhu cầu năng lượng cho cơ thể; các phương pháp công nghệ để đảm bảo dinh dưỡng học thực phẩm; các dạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp; nhu cầu dinh dưỡng của các lứa tuổi và loại hình lao động; nguồn cung cấp dinh dưỡng; thành phần dinh dưỡng trong các loại lương thực thực phẩm và vai trò của chúng trong dinh dưỡng; các chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm và biện pháp loại trừ. 

* Vật lý học thực phẩm            

            Trình bày những nội dung cơ bản về tính chất vật lý của thực phẩm; các thông số vật lý và các phép đo, vai trò và ứng dụng của chúng trong xử lý, chế biến, bảo quản, phân tích thực phẩm.

* Kỹ thuật thực phẩm  

            Môn học tập trung vào kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm; biến đổi của nguyên vật liệu; phương pháp và những diễn biến hoá, lý, sinh trong các quá trình công nghệ cơ bản của sản xuất thực phẩm; cấu tạo nguyên lý làm việc và cách sử dụng, vận hành các thiết bị bảo quản, chế biến thực phẩm; các thiết bị cơ giới hoá, vận chuyển và phụ trợ trong công nghệ thực phẩm. 

* An toàn thực phẩm   

            Tập trung vào các nhóm độc tố tự nhiên trong thực phẩm; độc tố sinh ra trong quá trình sản xuất,  bảo quản chế biến thực phẩm; phương pháp nhận biết, phòng tránh và loại trừ; các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm. 

* Nhiệt kỹ thuật

Tập trung vào các khái niệm cơ bản về truyền, dẫn nhiệt; quá trình trao đổi nhiệt giữa các vật, và trong cùng một vật; quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất; năng lượng và các quy luật biến đổi năng lượng và ứng dụng kỹ thuật nhiệt  trong các quá trình bảo quản và chế biến nông sản.

* Phân tích thực phẩm

Tập trung vào các phương pháp lấy mẫu phân tích; phân tích định tính, định lượng thành phần phục vụ cho quá trình bảo quản, chế biến, sản xuất thực phẩm. 

* Đánh giá cảm quan thực phẩm

Ttập trung vào chất lượng cảm quan của một nông sản và sản phẩm thực phẩm; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm; phương pháp đánh giá cảm quan của một sản phẩm thực phẩm. 

* Bảo quản nông sản thực phẩm

Tập trung vào những quá trình biến đổi cơ bản của nông sản thực phẩm sau thu hoạch, trong bảo quản, sau chế biến; công nghệ bảo quản truyền thống và hiện đại nhằm duy trì chất lượng nông sản thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Bao gói thực phẩm   

            Tập trung vào tầm quan trọng của bao bì thực phẩm, chức năng của bao bì, các loại bao bì thực phẩm, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm; đặc tính cơ bản của các loại bao bì; tiêu chuẩn chất lượng bao bì thực phẩm, các phương pháp bao gói, các dạng thực phẩm; thiết bị và các quy trình cơ bản bao gói thực phẩm và bảo quản sau bao gói. 

* Công nghệ chế biến nông sản

Tập trung vào đặc điểm, cấu tạo, thành phần hoá học của một số loại nông sản; quy trình công nghệ chế biến nông sản; chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng của các sản phẩm chế biến.

Công nghệ chế biến thực phẩm          

            Tập trung vào đặc điểm, cấu tạo, thành phần hoá học của nguyên liệu chế biến; quy trình công nghệ chế biến thực phẩm; chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng của các sản phẩm chế biến.

* Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm

            Môn học tập trung vào các loại phụ phẩm và phế phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật; các phương pháp xử lý phế phẩm, tái sử dụng các phụ phẩm; hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Chủ đề liên quan: