Ngành Biên kịch điện ảnh – truyền hình

Cập nhật: 29/07/2023
Ngành đào tạo:           BIÊN KỊCH ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH (Screenplay Writing)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Biên kịch điện ảnh - truyền hình trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên kịch điện ảnh - truyền hình, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực điện ảnh - truyền hình nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Biên kịch điện ảnh - truyền hình ở trình độ đại học.

Kỹ năng

Có kỹ năng về sáng tác và biên tập các hình thức kịch bản điện ảnh - truyền hình; có khả năng độc lập sáng tạo, có tư duy khoa học và khả năng làm việc theo nhóm, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Biên kịch điện ảnh - truyền hình.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

7

Tin học đại cương

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

8

Lịch sử văn học Việt Nam

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Lịch sử văn học thế giới

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Giáo dục thể chất 

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh

6

Ngoại ngữ

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp    

 

Kiến thức cơ sở của ngành 

 

 

1

Lịch sử điện ảnh Việt Nam

7

Nghiệp vụ diễn viên

2

Lịch sử điện ảnh thế giới

8

Nghiệp vụ đạo diễn

3

Phân tích tác phẩm phim

9

Nghiệp vụ quay phim

4

Thực hành Phân tích tác phẩm phim

10

Dựng phim

5

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt nam

11

Quy trình công nghệ sản xuất phim

6

Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới

 

 

 

Kiến thức ngành 

 

 

1

Kịch học điện ảnh

4

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1

2

Biên tập kịch bản và phim

5

Nghiệp vụ biên kịch 2

3

Nghiệp vụ biên kịch 1

 

 

 

Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lịch sử điện ảnh Việt Nam

Nội dung: quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của điện ảnh Việt Nam trong những chặng đường phát triển, từ đó, giúp sinh viên hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển nền điện ảnh Việt Nam, làm cơ sở lý luận, nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. Học phần gồm:

+ Phần I: Điện ảnh Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

+ Phần II: Điện ảnh cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1975.

+ Phần III: Điện ảnh vùng tạm chiếm.

+ Phần IV: Điện ảnh Việt Nam từ 1975 đến nay.

Lịch sử điện ảnh thế giới

Nội dung: những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh thế giới, đại diện một số nước, gồm:

+ Điện ảnh Pháp

+ Điện ảnh Mỹ

+ Điện ảnh Ý

+ Điện ảnh Liên Xô (cũ)

+ Giới thiệu một số nền điện ảnh các nước Tây Âu

+ Giới thiệu điện ảnh các nước châu Á     

Phân tích tác phẩm phim

Nội dung: những kiến thức về việc lựa chọn một số phim tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam với các nội dung:  nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ thuật, phân tích cách tạo dựng hệ thống sự kiện xung đột, các hình thức xây dựng tính cách nhân vật trong tác phẩm điện ảnh, tính hiện thực và thực tế của phim lịch sử... Trên cơ sở đó, giúp cho sinh viên có được những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp phục vụ cho việc làm phim trong tương lai. Gồm các phần:

+ Cấu trúc - bố cục.

+ Hệ thống sự kiện.

+ Vấn đề xây dựng nhân vật (các mô hình, các thủ pháp xây dựng...).

+ Tính kịch trong điện ảnh.

+ Tính cách qua sự đối lập.

+ Hiện thực và thực tế.

+ Phim lịch sử.

+ Về ý nghĩa của các chi tiết.

Thực hành phân tích tác phẩm phim 

Nội dung: thực hành xem các thể loại phim tiêu biểu, viết bài phân tích phim; thảo luận về phim kinh điển và phim hiện đại và các vấn đề liên quan tới tác phẩm phim kinh điển và phim hiện đại dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam           

Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật tạo hình Việt Nam, gồm 4 phần chính: nghệ thuật tạo hình trước năm 1945; nghệ thuật tạo hình trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; nghệ thuật tạo hình từ sau khi đất nước thống nhất; mối quan hệ giữa nghệ thuật tạo hình với các ngành nghệ thuật khác.

Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới

Nội dung: học phần gồm 8 phần chính, gồm: nghệ thuật tạo hình thế giới thời Cổ đại; nghệ thuật tạo hình phương Đông; nghệ thuật tạo hình Hy Lạp; nghệ thuật tạo hình Rôman; nghệ thuật tạo hình Gôtích; nghệ thuật tạo hình thời Phục hưng; nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVIII, XIX; nghệ thuật tạo hình hiện đại.

Nghiệp vụ diễn viên   

Nội dung: nguồn gốc nghệ thuật biểu diễn; những quan điểm tiêu biểu về nghệ thuật diễn viên từ Diderot đến Stanislapxki; hành động là ngôn ngữ của nghệ thuật biểu diễn, phương tiện chủ yếu của diễn viên; xung đột và hành động; tổng hợp các yếu tố tâm lý, những yêu cầu về tính chân thực, hữu cơ, sức biểu cảm trong hành động, hình thể và tiếng nói.

Nghiệp vụ đạo diễn    

Nội dung: những kiến thức cơ bản về Nghiệp vụ đạo diễn: khái niệm nhập môn; lao động sáng tạo của đạo diễn; những nguyên lý cơ bản của nghiệp vụ Đạo diễn.

Nghiệp vụ quay phim 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quay phim: khái niệm nhập môn; những nguyên lý cơ bản của nghiệp vụ quay phim; khuôn hình, cỡ cảnh; tính năng chung của ống kính quang học; hiệu quả màn ảnh của những ống kính tiêu cự khác nhau và cách ứng dụng các cỡ phim; động tác máy; các góc độ quay; xử lý ánh sáng và màu; vai trò sáng tạo của người quay phim; quay nhiều máy; quay đồng bộ.

Dựng phim

Nội dung: ngôn ngữ điện ảnh và những đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật điện ảnh; dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh; dựng phim với quá trình phát triển lịch sử; thời kỳ (thống soái) của dựng phim; những tìm tòi sáng tạo về dựng phim ở thời kỳ phim câm; những tìm tòi sáng tạo về dựng phim ở thời kỳ phim có tiếng; những nguyên tắc cơ bản về dựng phim; dựng phim điện ảnh và dựng phim truyền hình.

Quy trình công nghệ sản xuất phim

Nội dung: những kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất phim hiện nay; khái quát về quá trình phát triển kỹ thuật điện ảnh và những thành tựu mới; những bước tiến mới trong kỹ thuật làm phim trên thế giới; trình độ sản xuất của bộ phận in tráng; thu thanh lồng tiếng; tổ chức sản xuất phim điện ảnh và tổ chức sản xuất phim truyền hình.

Kịch học điện ảnh

Nội dung: khái niệm về ngôn ngữ điện ảnh; các nguyên tắc trong sáng tác kịch bản; các loại và thể loại phim; tính cách nhân vật; kết cấu và cốt truyện; các nhân tố trong kịch bản điện ảnh; đưa tác phẩm văn học lên màn ảnh; mối quan hệ giữa điện ảnh và truyền hình.

Biên tập kịch bản và phim

Nội dung: những kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của người biên tập kịch bản và của người biên tập phim; phân biệt công tác biên tập điện ảnh với biên tập của các cơ quan xuất bản, báo chí; biên tập và tác giả kịch bản điện ảnh; biên tập và đạo diễn; biên tập trong quá trình sản xuất; bản giám định kịch bản điện ảnh, giám định phim.

Nghiệp vụ biên kịch 1

Nội dung: các bước sáng tác kịch bản; vấn đề đề tài, chủ đề; nhật ký sáng tác, sổ ghi chép, vấn đề chất liệu kịch bản; vấn đề thực tiễn cuộc sống; khái niệm về tiểu phẩm; tiểu phẩm câm, tiểu phẩm có âm thanh.

Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1      

Nội dung: xem các thể loại phim điện ảnh; thảo luận về các thể loại phim đã xem; viết nhật ký sáng tác, sổ ghi chép; viết tiểu phẩm câm, tiểu phẩm có âm thanh.

Nghiệp vụ biên kịch 2            

Nội dung: khái niệm phim ngắn; kịch bản phim ngắn; phân tích chất liệu kịch bản phim ngắn; khái niệm về nhân vật điện ảnh, về kết cấu cốt truyện điện ảnh; xung đột trong kịch bản điện ảnh.

Chủ đề liên quan: