LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nêu được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra;
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng của các dụng cụ, thiết bị tháo lắp, căn chỉnh máy;
+ Tính toán, lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thông dụng và hiện đại;
+ Trình bày được quy trình lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;
+ Phân tích, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật quan trọng;
+ Tính được độ bền của các cấu kiện và chi tiết máy thông dụng;
+ Xác định được tỷ số truyền của các bộ truyền động cơ khí, tính toán được kích thước của các chi tiết ở một số mối ghép thông dụng;
+ Đọc được các bản vẽ trong thi công lắp đặt;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý sự cố thường gặp trong hoạt động của nghề;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề và an toàn lao động của nước ta hiện nay.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh;
+ Tổ hợp lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
+ Cạo rà được bạc lót đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc được giao của các cá nhân, nhóm, tổ lao động trong các nhiệm vụ nghề cần thiết;
+ Kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị;
+ Tổ hợp lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
+ Bàn giao các thiết bị, máy móc đúng theo các quy định hiện hành;
+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công lắp đặt;
+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề;
+ Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của tổ, nhóm trong thi công lắp đặt.
3- Cơ hội việc làm:
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc ở các nhà máy các dây chuyền sản xuất, các công trình xây lắp công nghiệp.
- Có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ, nhóm ở các đơn vị sản xuất thi công lắp đặt;
- Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính:
- Hình học hoạ hình
- Vẽ kỹ thuật
- Dung sai và lắp ghép
- Cơ lý thuyết
- Sức bền vật liệu
- Vật liệu cơ khí
- Chi tiết máy
- Máy nâng chuyển
- Kỹ thuật an toàn và bảo hộ ao động
- Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất
- Đo kiểm kích thước và vị trí
- Nguội cơ bản
- Lắp mạch điện đơn giản
- Hàn điện cơ bản
- Bảo dưỡng và sử dụng thiết bị nâng đơn giản
- Lắp đặt máy gia công kim loại
- Lắp đặt máy bơm
- Lắp đặt băng tải
- Lắp đặt cầu trục
- Lắp đặt máy nghiền nguyên liệu
- Lắp đặt lò nung clinker
- Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Mô tả được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra, các dụng cụ tháo lắp và thiết bị căn chỉnh máy;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị nâng chuyển;
+ Lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thường dùng;
+ Đọc được bản vẽ thi công đơn giản;
+ Trình bày được trình tự lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra dùng trong lắp đặt, căn chỉnh;
+ Bảo dưỡng và sử dụng được dụng cụ, thiết bị nâng chuyển;
+ Lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật thông thường trong thực tế lắp đặt.
3- Cơ hội việc làm:
- Học sinh sau khi tốt nghiệp làm việc ở các nhà máy, các dây chuyền sản xuất, các công trình xây lắp công nghiệp;
- Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Dung sai và lắp ghép
- Cơ kỹ thuật
- Vật liệu cơ khí
- Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
- Đo kiểm kích thước và vị trí
- Nguội cơ bản
- Lắp mạch điện đơn giản
- Hàn điện cơ bản
- Bảo dưỡng và sử dụng thiết bị nâng đơn giản
- Lắp đặt máy gia công kim loại
- Lắp đặt máy bơm
- Lắp đặt băng tải
- Lắp đặt cầu trục
- Lắp đặt lò nung clinker
- Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện