KHOAN ĐÀO ĐƯỜNG HẦM
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được nội dung các loại hộ chiếu: hộ chiếu khoan nổ mìn, hộ chiếu chống giữ đường hầm, sơ đồ hệ thống đường hầm;
+ Phân biệt được các hiện tượng địa chất mỏ như: các hiện tượng địa chất, phay phá, uốn nếp, tính chất cơ lý của đất đá mỏ có ảnh hưởng đến công tác sản xuất, hệ thống thoát nước trong quá trình đào đường hầm;
+ Phân biệt và nêu được tính chất, phạm vi ứng dụng của các vật liệu chống giữ thông dụng và đặc biệt: gỗ, sắt, bê tông, gạch đá và kết cấu vì chống tương ứng với vật liệu chống giữ;
+ Mô tả được đầy đủ nội dung các phương pháp đào hầm thông thường bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công hoặc bằng máy xúc có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên và đào hầm bằng máy liên hợp;
+ Trình bày được đầy đủ các phương pháp chống giữ đường hầm trong đất đá mềm yếu, trong đá cứng;
+ Trình bày được các phương pháp củng cố, sửa chữa các đường hầm;
+ Trình bày đầy đủ các phương pháp đào hầm cơ bản, các phương pháp đào và chống giữ hầm đặc biệt;
+ Mô tả đầy đủ cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình và quy phạm vận hành các loại máy khoan điện, khoan khí ép, búa chèn, xe khoan, các loại thiết bị vận tải như máng cào, băng tải, tầu điện, mô nô ray, xe chuyên dùng, tời trục;
+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các thiết bị cấp cứu thông thường;
+ Trình bày được quy phạm an toàn ở hầm lò, các phương tiện đo, kiểm tra khí độc, hại, phương tiện cấp cứu cá nhân, phương pháp thủ tiêu sự cố mỏ;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại máy xúc như: máy bốc xúc đất đá làm việc theo chu kỳ đổ về phía sau, đổ bên hông, máy cào tời, máy xúc gầu nhóp và cào vơ;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại thiết bị phụ trợ như: quạt gió, bơm nước, máy trộn, đầm bê tông, máy phun bê tông;
+ Trình bày được nguyên tắc tổ chức công tác khi khoan đào đường hầm trong các điều kiện cụ thể.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo các loại máy khoan điện, khoan khí ép, xe khoan và xử lý sự cố khi khoan lỗ mìn;
+ Tổ chức cho thợ vận hành khoan đúng theo hộ chiếu đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đảm bảo năng suất khoan;
+ Vận hành được thành thạo máy bốc xúc theo chu kỳ có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên, máng cào, băng tải, tời trục;
+ Tổ chức cho thợ vận hành máy bốc xúc đúng theo trình tự đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đảm bảo năng suất bốc xúc;
+ Vận hành thành thạo quạt cục bộ, máy bơm nước, máy trộn, đầm bê tông, máy phun bê tông;
+ Tổ chức cho nhóm đào và chống được các đường hầm đào trong đất đá mềm yếu hoặc trong đá cứng;
+ Khoan được các lỗ mìn đúng hộ chiếu kỹ thuật, nạp thuốc, nhồi bua nổ mìn và xử lý lỗ mìn câm ở gương hầm;
+ Chống giữ được các đường hầm bằng vì chống bằng gỗ, bằng kim loại và bê tông - cốt thép, bằng bê tông, bê tông - cốt thép, gạch đá, vì chống neo;
+ Chỉ huy được công tác khoan đào các đường hầm theo đúng hộ chiếu;
+ Làm được công việc củng cố, sửa chữa đường hầm;
+ Làm được công việc củng cố các đoạn hầm xung yếu bằng các hình thức đánh khuôn, chống dặm;
+ Thực hiện được công việc sửa chữa, chống xén, khôi phục các đoạn hầm bị hư hỏng;
+ Sử dụng được các phương tiện tự cứu, đo kiểm tra khí độc hại, cấp cứu người bị nạn;
+ Nghiệm thu được kết quả thực hiện công tác khoan đào đường hầm theo hộ chiếu;
+ Giám sát được toàn bộ công tác thi công khoan đào đường hầm theo hộ chiếu;
+ Kiểm soát được công tác an toàn tuyệt đối khi thực hiện các công việc trong quá trình khoan đào đường hầm theo đúng quy phạm an toàn đã được ban hành;
+ Kèm cặp hướng dẫn được thợ mới.
3- Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi học xong chương trình “Khoan đào đường hầm” với kiến thức và năng lực thực hành sẽ làm việc tại các vị trí:
- Làm tổ trưởng, đốc công, cán bộ chỉ huy sản xuất;
- Làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ vào các công việc cụ thể của nghề trong các Công ty, Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh than, quặng, vật liệu xây dựng của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản hoặc trong các công trình giao thông, thủy lợi góp phần phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Điện kỹ thuật
- Địa chất
- Trắc địa
- Kinh tế tổ chức sản xuất
- Sức bền vật liệu
- Truyền động thủy lực
- Cơ học đá
- Điện cơ bản
- Điện mỏ
- Máy khoan
- Máy xúc
- Thiết bị vận tải
- Máy bơm - Quạt gió - Máy nén khí
- Môi trường và an toàn lao động
- Thiết kế công trình ngầm
- Cơ sở lý thuyết nổ mìn
- Kỹ thuật đào hầm
- Máy đào lò liên hợp
- Nổ mìn
- Khoan thăm dò
- Chống giữ hầm bằng vì chống kim loại
- Chống giữ hầm bằng vì neo
- Chống giữ hầm bằng bê tông -cốt thép
- Máy trộn, đầm bê tông
- Máy phun bê tông
- Củng cố, sửa chữa đường hầm
- Thủ tiêu sự cố
- Lắp đặt đường sắt
- Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, để đọc được các loại hộ chiếu: hộ chiếu khoan nổ mìn, hộ chiếu chống giữ đường hầm, sơ đồ hệ thống đường hầm;
+ Nêu được kiến thức cơ bản về địa chất như: các hiện tượng địa chất, phay phá, uốn nếp, tính chất cơ lý của đất đá có ảnh hưởng đến công tác sản xuất, hệ thống thoát nước trong đường hầm;
+ Nêu được tính chất, phạm vi ứng dụng của các vật liệu chống giữ thông dụng và đặc biệt: gỗ, sắt, bê tông, gạch đá và kết cấu vì chống tương ứng với vật liệu chống giữ;
+ Trình bày được phương pháp đào đường hầm thông thường bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công hoặc bằng máy xúc có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên và đào lò bằng máy liên hợp;
+ Trình bày được các phương pháp chống giữ đường hầm trong đất đá cứng, trong đất đá mềm yếu;
+ Trình bày được các phương pháp củng cố, sửa chữa các đường hầm;
+ Trình bày được các phương pháp đào hầm cơ bản;
+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình và quy phạm vận hành các loại máy khoan điện, khoan khí ép, búa chèn, băng tải;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các thiết bị cấp cứu mỏ thông thường;
+ Trình bày được quy phạm an toàn khi đào đường hầm, các phương tiện đo, kiểm tra khí mỏ, phương tiện cấp cứu cá nhân, phương pháp thủ tiêu sự cố;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại thiết bị mỏ sau: máy bốc xúc đất đá làm việc theo chu kỳ đổ về phía sau, đổ bên hông và cào vơ. Máy liên hợp đào lò. Máng cào, băng tải, trục tời, quạt gió, bơm nước;
+ Trình bày được nguyên tắc tổ chức công tác khi khoan đào đường hầm.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành được máy khoan điện, khoan khí ép và xử lý sự cố khi khoan lỗ mìn;
+ Vận hành được máy bốc xúc theo chu kỳ có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên, máng cào, băng tải, tời trục;
+ Vận hành được quạt cục bộ, máy bơm nước;
+ Đào và chống được các loại đường hầm đào trong đất đá cứng và trong đất đá mềm yếu theo hộ chiếu;
+ Khoan được các lỗ mìn đúng hộ chiếu kỹ thuật, nạp thuốc, nhồi bua nổ mìn;
+ Chống giữ được các đường hầm bằng vì chống bằng gỗ, bằng kim loại, vì neo, xây gạch đá và bê tông cốt thép khi đào hầm trong đá cứng, trong đất đá mềm yếu;
+ Làm được công việc củng cố đường hầm bằng các hình thức đánh cột bích, bổ xung chèn, bổ xung vì neo, chống dặm;
+ Làm được công việc sửa chữa, thay thế các cột, xà của vì chống bị hư hỏng trong đường hầm;
+ Sử dụng được các phương tiện tự cứu cá nhân, các loại máy đo kiểm tra khí mỏ và các phương pháp cấp cứu người bị nạn.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi học sinh tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, nghề Khoan đào đường hầm và được cấp bằng tốt nghiệp học sinh làm việc ở những doanh nghiệp sau:
- Là công nhân kỹ thuật tại các công ty khai thác mỏ hầm lò;
- Là công nhân kỹ thuật tại các công ty xây dựng mỏ hầm lò;
- Là công nhân kỹ thuật tại các công ty xây dựng công trình ngầm;
- Làm việc theo tổ, nhóm ở các công trường, tổ đội sản xuất;
- Áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào các công việc cụ thể của nghề trong các công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh than, quặng, vật liệu xây dựng của ngành công nghiệp khai thác và các công trình giao thông, thủy lợi góp phần phát triển kinh tế và xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Điện kỹ thuật
- Địa chất - Trắc địa
- Kinh tế tổ chức sản xuất
- Điện cơ bản
- Điện mỏ
- Máy khoan
- Nổ mìn
- Máy xúc
- Thiết bị vận tải
- Máy bơm - Quạt gió - Máy nén khí
- Môi trường và an toàn lao động
- Kỹ thuật đào hầm
- Cơ sở lý thuyết nổ mìn
- Máy đào lò liên hợp
- Chống giữ hầm bằng vì chống kim loại
- Chống giữ hầm bằng vì neo
- Chống giữ hầm bằng bê tông cốt thép
- Máy trộn, đầm bê tông
- Máy phun bê tông
- Củng cố, sửa chữa đường hầm
- Thủ tiêu sự cố
- Lắp đặt đường sắt.
- Thực tập tốt nghiệp