KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Cập nhật: 29/07/2023
 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính - tiền tệ, kế toán, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội tại các tổ chức, doanh nghiệp;

+ Có kiến thức cơ bản về hoạch toán kế toán, lao động, bảo hiểm xã hội phân tích, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kế toán tiền lương, lao động, bảo hiểm xã hội;

+ Nắm vứng kiến thức về các thiết bị văn phòng, các chương trình phần mềm uản lý lao động, phần mềm kế toán và phần mềm bảo hiểm xã hội;

+ Xác định và lựa chọn phương pháp cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ lao động, kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội vào công tác quản lý lao động, hoạch toán kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội;

+ Thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá được tình hình sử dụng lao động, phương pháp tính lương và bảo hiểm xã hội tại các tổ chức, doanh nghiệp.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lập được các chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội;

+ Lập được các hồ sơ báo cáo tình hình sử dụng lao động, đăng ký thang bảng lương và bảo hiểm xã hội;

+ Lập được kế hoạch lao động, các chế độ về lao động theo đúng quy định;

+ Lập được báo cáo kế toán lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội và báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền lương, quản lý lao động và bảo hiểm xã hội;

+ Lựa chọn, tổ chức hạch toán công tác kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, phương pháp quản lý nhân sự phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp;

+ Kiểm tra, phân loại, sử dụng chứng từ kế toán ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo quy định;

+ Kiểm tra, phân tích, đánh giá các báo cáo về lao động, bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội. Cung cấp đầy đủ thông tin về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý lao động tại các tổ chức;

+ Tham mưu, đề xuất được cho lãnh đạo tại các tổ chức những ý kiến phù hợp làm cho công tác hoạch toán kế toán, quản lý lao động và bảo hiểm xã hội đúng pháp luật;

+ Kỹ năng làm việc độc lập, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

+ Thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp, phòng lao động, bảo hiểm xã hội;

+ Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi học xong sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí kế toán, lao động, bảo hiểm tại các loại hình doanh nghiệp và tổ chức như:

- Kế toán tiền lương

- Kế toán thuế thu nhập cá nhân

- Thống kê nhân sự

- Giải quyết chế độ lao động

- Kế toán các khoản thu chi bảo hiểm

- Quản lý nhân sự

4- Các môn học chính

- Luật kinh tế

- Toán kinh tế

- Soạn thảo văn bản

- Anh văn chuyên ngành

- Kinh tế vi mô

- Nguyên lý thống kê

- Lý thuyết tài chính tiền tệ

- Nguyên lý kế toán

- Luật lao động

- Luật  bảo hiểm xã hội

- Thống kê lao động trong doanh nghiệp

- Tài chính doanh nghiệp

- Thuế

- Marketing

- Chế độ chính sách về lương và bảo hiểm xã hội

- Quản trị doanh nghiệp

- Kế toán tài chính

- Kế toán tiền lương và các khoản theo lương

- Tổ chức và quản lý lao động

- Thiết lập hệ thống thang bảng lương

- Phân tích hoạt động kinh doanh

- Tin học kế toán

- Thực tập nghề nghiệp

- Thực tập tốt nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính - tiền tệ, kế toán, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội tại các tổ chức, doanh nghiệp;

+ Có kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý lao động, chếđộ của người lao động như: lập kế hoạch lao động, bố trí lao động theo vị trí việc làm, lập kế hoạch tiền lương, bảo hiểm và hoạch toán kế toán tiền lương, bảo hiểm;

+ Hiểu được phương pháp và cách sử dụng các thiết bị văn phòng, các chương trình phần mềm tin học thông dụng quản lý lao động, phần mềm kế toán tiền lương và phần mềm bảo hiểm xã hội;

+ Xác định phương pháp cập nhật các chính sách phát triển kinh tế, các chế độ lao động, luật kế toán tiền lương, và bảo hiểm xã hội vào công tác hoạch toán kế toán, lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội tại các tổ chức, doanh nghiệp;

+ Thu thập thông tin, kiểm tra và báo cáo được tình hình sử dụng lao động, hoạch toán kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho các nhà quản lý.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội;

+ Lập được các hồ sơ báo cáo tình hình sử dụng lao động, đăng ký thang bảng lương và bảo hiểm xã hội;

+ Lập được kế hoạch lao động, các chế độ về lao động theo đúng quy định;

+ Lập được báo cáo kế toán lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội và báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định;

+ Sử dụng chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo quy định;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền lương, quản lý lao động và bảo hiểm xã hội;

+ Tổ chức hạch toán công tác kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, phương pháp quản lý nhân sự phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp;

+ Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý lao động tại các tổ chức;

+ Tham mưu được cho lãnh đạo tại các tổ chức những ý kiến phù hợp làm cho công tác hoạch toán kế toán, quản lý lao động và bảo hiểm xã hội đúng pháp luật;

+ Kỹ năng làm việc độc lập;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi học xong chương trình trung cấp nghề, học sinh có thể làm việc trong các doanh nghiệp ở các vị trí sau:

- Kế toán tiền lương;

- Kế toán thuế thu nhập cá nhân;

- Thống kê nhân sự;

- Giải quyết chế độ lao động;

- Kế toán các khoản thu chi bảo hiểm.

4- Các môn học chính

- Luật kinh tế

- Soạn thảo văn bản

- Anh văn chuyên ngành

- Kinh tế vi mô

- Nguyên lý  thống kê

- Lý thuyết tài chính tiền tệ

- Nguyên lý  kế toán

- Luật lao động

- Luật bảo hiểm xã hội

- Marketing

- Tài chính doanh nghiệp

- Thuế

- Quản trị doanh nghiệp

- Kế toán tài chính

- Kế toán tiền lương và các khoản theo lương

- Tổ chức và quản lý lao động

- Thiết lập hệ thống thang bảng lương

- Thống kê lao động trong doanh nghiệp

- Tin học kế toán

- Thực tập nghề nghiệp

- Thực tập tốt nghiệp

Chủ đề liên quan: