HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Người học được trang bị các thức chuyên môn sâu về nghề hướng dẫn: Đặc điểm, giá trị của các tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, kiến thức về thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, quy trình xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch;
+ Người học được trang bị những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam, Tổ chức sự kiện, lịch sử văn minh thế giới, tiến trình lịch sử Việt Nam, các dân tộc Việt Nam;
+ Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, văn học dân gian Việt Nam, kinh tế Việt Nam, nghiệp vụ văn phòng, xây dựng thực đơn, nghiệp vụ thanh toán, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ lưu trú, tin học ứng dụng, môi trường và an ninh- an toàn trong du lịch...;
+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn để có thể thực hiện các nghiệp vụ hướng dẫn đối với khách du lịch quốc tế như: kinh tế quốc tế, địa lý du lịch thế giới;
+ Người học được cung cấp các kiến thức về làm việc theo nhóm và một số
kiến thức quản lý kinh tế cơ bản như: Thống kê xã hội, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý nhà nước về du lịch, marketing du lịch;
+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong các công việc: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự;
+ Người học có thể sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế ở mức độ tương đối cao;
+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác hướng dẫn; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi học xong người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như: hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên địa phương, hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác (đối với khách du lịch Việt Nam và quốc tế), có cơ hội trở thành trưởng nhóm hướng dẫn viên, quản lý nghiệp vụ hướng dẫn của các công ty du lịch và các vị trí khác trong tương lai... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.
4- Các môn học chính
- Tổng quan du lịch và khách sạn
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch
- Ngoại ngữ chuyên ngành
- Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam
- Văn hóa Việt Nam
- Địa lý du lịch Việt Nam
- Tổ chức sự kiện
- Lịch sử văn minh thế giới
- Tiến trình lịch sử Việt Nam
- Các dân tộc Việt Nam
- Nghiệp vụ hướng dẫn
- Thực hành nghề tại cơ sở
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn cơ bản về nghề hướng dẫn: Đặc điểm, giá trị của các tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, kiến thức về thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, quy trình xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch;
+ Người học được trang bị những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam...;
+ Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, các dân tộc Việt Nam, tiến trình lịch sử Việt Nam, lịch sử văn minh thế giới, tổ chức sự kiện, tin học ứng dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ văn phòng, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ lưu trú, môi trường và an ninh- an toàn trong du lịch...;
+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong các công việc: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự;
+ Người học có được các kỹ năng bổ trợ khác cho nghề hướng dẫn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức sự kiện...;
+ Người học có thể sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghề nghiệp;
+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cho công tác hướng dẫn; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như: hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên địa phương, hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác (chủ yếu đối với khách du lịch Việt Nam), và các vị trí khác... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.
4- Các môn học chính
- Tổng quan du lịch và khách sạn
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch
- Ngoại ngữ chuyên ngành
- Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam
- Văn hóa Việt Nam
- Địa lý du lịch Việt Nam
- Nghiệp vụ hướng dẫn
- Thực hành nghề tại cơ sở