Đăng ký ngành học: Theo hiệu ứng số đông hay lắng nghe con tim
Trước mỗi ngã rẽ cuộc đời, ai cũng đều cảm thấy lo lắng cho con đường mình sẽ chọn, sẽ đi. Phân vân là đều không tránh khỏi bởi tự hỏi bản thân có quyết định đúng, con đường đó có phù hợp với mình, có dẫn mình đến đỉnh vinh quang hay nó sẽ dẫn đến ngõ cụt. Quay đầu lại và rẽ một hướng mới liệu có quá trễ không?
Lý do kiến bạn phân vân trước những lựa chọn của bản thân
17 tuổi, đôi khi bạn vẫn chưa chính chắn trong việc ra quyết định và với sự bao bọc của bố mẹ, hầu hết thời gian là dành để suy nghĩ đến việc học, vui chơi với bạn bè nên tương lai của bạn sẽ đến như thế nào có lẽ vẫn chưa định hình rõ ràng.
17 tuổi, sự va chạm, kinh nghiệm cuộc đời chưa nhiều và hỏi mấy ai có được cơ hội trải nghiệm cảm giác sẽ làm công việc mà mình hướng đến dù chỉ một ngày? Rồi giật mình khi trước mắt là hàng trăm con đường phải chọn nhưng là lúc đã chạy nước rút cho chặn đua cuối vào cánh cổng đại học.
Công việc từ những ngành kinh tế (quản trị kinh doanh, kế toán, ngân hàng, tài chính doanh nghiệp…), các ngành liên quan đến nghệ thuật (diễn viên, MC, ca sĩ, nhà thiết kế thời trang…) rồi ngành du lịch - dịch vụ, cho đến các ngành khoa học - hàng không,… vô vàn sự lựa chọn hấp dẫn bạn nhưng bạn thì chỉ có một cuộc đời để đi tìm con đường phù hợp, tìm kiếm công việc yêu thích. Tương lai sẽ tiếp diễn như thế nào đều phụ thuộc vào quyết định bây giờ của bạn.
Phân vân, vậy nên làm gì tiếp theo?
Theo hiệu ứng số đông
Đây là trạng thái tâm lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam và ngay trong giới học sinh, sinh viên, tâm lý đám đông cũng không là ngoại lệ. Thế mới có cụm từ "trào lưu". Chuyện học hành cũng trở thành trào lưu! Như cách đây vài năm Ngân hàng bùng nổ và phát triển hơn bao giờ hết, nhu cầu việc làm tăng đột biến đã khiến cho không ít sinh viên đổ xô đăng ký ngành ngân hàng và thế là số điểm chuẩn đầu vào ngành này bị đẩy tăng vọt!
Hiệu ứng đám đông biểu hiện do các bạn không nắm bắt được đầy đủ thông tin, không hình dung tương lai sẽ diễn biến như thế nào và nhất là do chưa xác định rõ ràng mục tiêu, kế hoạch. Chính vì thế các bạn thường thông qua việc quan sát mọi người xung quanh để nắm bắt thông tin, mọi nguời sẽ cảm thấy an toàn khi đi theo bầy đàn Nên bạn tin quyết định theo đám đông một sẽ là một lựa chọn sáng suốt và cũng một phần bạn sợ phải vượt ra giới hạn an toàn của mình, sợ làm một cá thể khác biệt trong tập thể. Từ đó theo trào lưu đổ xô vào những ngành hot nổi lên trong thị trường việc làm, những ngành dễ xin việc hay những ngành đang có xu hướng sẽ bùng nổ theo nhu cầu nhà tuyển dụng. Rồi cung lớn hơn cầu, sẽ không có đủ số vé cho các thí sinh thông hành vào các trường đại học, một chọi 10 thậm chí chọi 100 đều có thể xày ra.
Vậy có nên theo số đông khi bản thân còn mơ hồ về mọi thứ trước mắt?
Lắng nghe con tim muốn gì?
Hãy thôi suy nghĩ tới đâu hay tới đó đi, bạn có biết "một bước đi sai thì cả đời sẽ hối hận", bởi rất nhiều người sau khi ra trường đã nhảy từ việc này sang việc kia chỉ để đi tìm kiếm đam mê thực sự của mình.
Những người thành công luôn lập sẵn cho mình kế hoạch và xác định mục tiêu rõ ràng dựa trên điểm mạnh, điểm yếu bản thân và đặc biệt chính là cách họ lắng nghe con tim chỉ lối. Mặc dù bây giờ cả thế giới có thể cười nhạo vì sự điên rồ, độc bước trên con đường họ đã chọn nhưng với ý chí quyết tâm và niềm đam mê vô tận để rồi họ đã thay đổi cả thế giới (như Steve Jobs nhà sáng lập của Apple, J.K. Rowling mẹ đẻ của series truyện Harry Potter đình đám, nhà khoa học Albert Einstein, ông chủ cùng tên hàng phim Wait Disney nổi tiếng,…).
Đừng để thế giới thay đổi bạn theo hướng mà nó muốn mà bây giờ bạn hãy thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn mà bản thân có thể.
Có một câu nói trong tác phẩm Little Prince của Saint-Exupéry :" Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy", nên nếu bạn còn hoài nghi thì hãy tìm một nơi, "in a peace", dành thời gian để suy nghĩ, lắng nghe tiếng nói từ bên trong và hãy để nó phát ra bên ngoài chỉ lối cho bạn. Chỉ có bạn mới biết được mình thật sự muốn gì? Làm gì? Và làm như thế nào? Và người chịu trách nhiệm cho quyết định không ai khác ngoài ban. Có thể đó không phải là trường danh tiếng, không phải ngành trào lưu, không dễ xin việc sau khi tốt nghiệp, bởi vì bạn độc bước, bởi ngành đó học phí quá cao bạn không đủ điều kiện hay bất kỳ lý do nào thì cũng đừng nản lòng, đã dám mơ thì hãy tự tin thực hiện, chỉ cần có đam mê và sự kiên trì thì mọi thử thách đều có thể vượt qua. Và chắc chắn những người thân, người xung quanh bạn sẽ ủng hộ, vui mừng cho quyết định của bạn bởi nếu điều đó mang lại hạnh phúc cho bạn theo đúng nghĩa của nó.
Vi Phương (ttvn.vn – 04/06/2016)