ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Giải thích được quy trình công nghệ thành lập bản đồ số địa hình, địa chính và một số loại bản đồ số chuyên đề khác;
+ Trình bày được phương pháp bố trí, đo đạc và tính toán bình sai các mạng lưới khống chế mặt bằng và độ cao;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý sự ảnh hưởng của các nguồn sai số gây ra trong các thiết bị, dụng cụ đo như: sai số 2C, MO, i;
+ Lựa chọn thiết bị, dụng cụ đo theo yêu cầu, phù hợp với điều kiện cụ thể của công việc đo đạc;
+ Giải thích được các phương pháp đo, vẽ bản đồ gốc;
+ Trình bày được cách tiếp biên, biên tập bản đồ và in thử bản đồ;
+ Trình bày được cách lập các báo cáo kỹ thuật của công việc đo đạc bản đồ;
+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra ngoại nghiệp, nội nghiệp để nghiệm thu sản phẩm và hoàn thiện các tài liệu giao nộp của công việc đo đạc bản đồ;
+ Ứng dụng được tin học để xử lý các mạng lưới khống chế trắc địa, công tác biên tập thành lập bản đồ số địa hình, địa chính và một số loại bản đồ số chuyên đề khác;
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Kiểm tra và giám sát chất lượng công việc của người có trình độ trung cấp nghề;
+ Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng của nghề đo đạc bản đồ;
+ Kiểm nghiệm được các loại thiết bị, dụng cụ đo như: máy kinh vĩ quang
học, kinh vĩ điện tử, toàn đạc điện tử, thuỷ chuẩn, gương, mia đo;
+ Thao tác đo góc, đo chiều dài và đo cao đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật;
+ Ghi và tính toán được các kết quả đo góc, đo chiều dài và đo cao theo đúng mẫu quy định;
+ Tính toán bình sai được các mạng lưới khống chế mặt bằng và độ cao;
+ Đo và vẽ thành thạo các điểm địa vật, địa hình đặc trưng ở ngoài thực địa;
+ Tiếp biên, biên tập bản đồ chính xác và in bản đồ theo đúng tỷ lệ quy định;
+ Lập được các báo cáo kỹ thuật của công việc đo đạc bản đồ;
+ Kiểm tra được công tác ngoại nghiệp, nội nghiệp để nghiệm thu sản phẩm và hoàn thiện các tài liệu giao nộp của công việc đo đạc bản đồ;
+ Sử dụng thành thạo máy vi tính và một số phần mềm chuyên dụng của ngành, dùng để biên tập thành lập bản đồ số địa hình, địa chính và một số loại bản đồ chuyên đề khác;
+ Có khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet về các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;
+ Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất.
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong quá trình đo đạc;
+ Kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên làm việc tại các cơ quan thuộc lĩnh vực trắc địa bản đồ như:
- Các trung tâm, xí nghiệp, công ty Đo đạc Bản đồ, công ty tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng, các nhà máy thuỷ điện;
- Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ; Viện Thuỷ Lợi và Viện Xây Dựng;
- Các cơ quan địa chính, Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4- Các môn học chính
- Toán ứng dụng
- Bản đồ học
- Biên tập bản đồ
- Tổ chức sản xuất và an toàn lao động
- Sai số đo đạc
- Trắc địa cơ sở 1
- Trắc địa cơ sở 2
- Cơ sở đo ảnh
- Cơ sở trắc địa công trình
- Công nghệ đo ảnh
- Điều vẽ ảnh
- Xây dựng lưới khống chế mặt bằng
- Xây dựng lưới khống chế độ cao
- Kiểm nghiệm máy và dụng cụ đo trắc địa
- Đo vẽ bản đồ địa hình
- Đo vẽ bản đồ địa chính
- Tin học ứng dụng
- Thực tập trắc địa ảnh
- Thực tập tổng hợp và nâng cao
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính và một số loại bản đồ chuyên đề khác;
+ Trình bày được phương pháp thành lập, đo đạc và tính toán bình sai các mạng lưới khống chế mặt bằng và độ cao;
+ Trình bày được phương pháp kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các loại sai số như: sai số 2C, MO, i;
+ Trình bày được cách sử dụng các thiết bị đo đạc và chỉ ra các thao tác đo cơ bản trên máy;
+ Nêu được các phương pháp đo, vẽ bản đồ gốc;
+ Trình bày được cách tiếp biên, biên tập bản đồ và in thử bản đồ;
+ Ứng dụng được tin học để xử lý các mạng lưới khống chế trắc địa, công tác biên tập thành lập bản đồ số địa hình, địa chính và một số loại bản đồ số chuyên đề khác.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng của nghề đo đạc bản đồ;
+ Kiểm nghiệm được các loại thiết bị, dụng cụ đo như: máy kinh vĩ quang học, kinh vĩ điện tử, toàn đạc điện tử, thuỷ chuẩn, gương, mia đo;
+ Thao tác đo góc, đo chiều dài và đo cao đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật;
+ Ghi và tính toán được các kết quả đo góc, đo chiều dài và đo cao theo đúng mẫu quy định;
+ Tính toán bình sai được các mạng lưới khống chế mặt bằng và độ cao;
+ Đo và vẽ thành thạo các điểm địa vật, địa hình đặc trưng ở ngoài thực địa;
+ Tiếp biên, biên tập được bản đồ và in thử bản đồ;
+ Sử dụng được máy vi tính và một số phần mềm chuyên dụng của ngành, dùng để biên tập thành lập bản đồ số địa hình, địa chính và một số loại bản đồ chuyên đề khác;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong quá trình đo đạc;
+ Kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc tại các cơ quan thuộc lĩnh vực trắc địa bản đồ như:
- Các trung tâm, xí nghiệp, công ty Đo đạc Bản đồ, công ty tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng, các nhà máy thuỷ điện;
- Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ; Viện Thuỷ Lợi và Viện Xây Dựng;
- Các cơ quan địa chính, sở tài nguyên và môi trường, sở xây dựng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4- Các môn học chính
- Toán ứng dụng
- Bản đồ học
- Biên tập bản đồ
- Tổ chức sản xuất và an toàn lao động
- Sai số đo đạc
- Trắc địa cơ sở 1
- Trắc địa cơ sở 2
- Xây dựng lưới khống chế mặt bằng
- Xây dựng lưới khống chế độ cao
- Kiểm nghiệm máy và dụng cụ đo trắc địa
- Đo vẽ bản đồ địa hình
- Đo vẽ bản đồ địa chính
- Tin học ứng dụng
- Thực tập tổng hợp và nâng cao