CÔNG NGHỆ SƠN TÀU THỦY
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Thuyết trình được cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống làm sạch bề mặt kết cấu tàu thuỷ;
+ Thuyết trình được cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống, thiết bị phun sơn tàu thuỷ;
+ Diễn giải được các bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các nội dung văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ liên quan đến thiết bị kỹ thuật trong các hệ thống làm sạch bề mặt và phun sơn tàu thuỷ;
+ Giải thích được các nội dung các quy trình về tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa, kiểm tra, điều chỉnh trong các hệ thống làm sạch bề mặt và phun sơn tàu thuỷ;
+ Biết được các hư hỏng thường gặp của chi tiết máy trong hệ thống làm sạch bề mặt và phun sơn và đề xuất được các phương án sửa chữa hợp lý;
+ Giải thích được đầy đủ lý do, mục đích của từng công việc trong khi sửa chữa, đo lường điều chỉnh thiết bị của các hệ thống làm sạch bề mặt và phun sơn tàu thuỷ;
+ Hiểu và giải thích được quy trình làm sạch bề mặt, phun sơn và giám sát kiểm định chất lượng trong công nghệ sơn tàu thuỷ;
+ Hiểu được các phương pháp đo kiểm độ dày các lớp sơn, độ dày vỏ thép và đo các thông số liên quan trong quá trình sơn vỏ tàu;
+ Hiểu và giải thích được nguyên nhân phá huỷ kết cấu tàu thuỷ trong môi trường nước biển, hoá chất và biện pháp giảm thiểu bằng sơn;
+ Hiểu được phương pháp lựa chọn sơn và dung môi tương ứng cho sơn tàu thuỷ tại các vị trí ứng dụng khác nhau;
+ Hiểu được quy trình giám sát kỹ thuật sơn trong đóng mới cũng như trong sửa chữa tàu thuỷ khi khai báo;
+ Biết tổ chức làm việc theo nhóm và hướng dẫn các thợ sơn tàu thuỷ có trình độ thấp hơn (trung cấp, sơ cấp);
+ Hiểu biết các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đánh giá với độ chính xác cao tình trạng kỹ thuật của từng cụm, từng chi tiết trong các hệ thống làm sạch bề mặt;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nghề;
+ Tháo lắp, sửa chữa những hư hỏng trong các hệ thống làm sạch và phun sơn;
+ Có năng lực tổ chức, điều hành sản xuất theo nhóm;
+ Có khả năng đào tạo và kèm cặp thợ bậc thấp;
+ Vận hành điều khiển các thiết bị sử dung trong quá trình sơn tàu thuỷ.
3- Các môn học chính
- Toán – Cơ ứng dụng
- An toàn lao động sơn tàu thuỷ
- Vẽ kỹ thuật trong công nghệ sơn
- Thuỷ lực và máy thuỷ khí
- Vật liệu cơ khí
- Nguyên lý v à chi tiết máy
- Kỹ thuật điện- điện tử
- Đại cương công nghệ đóng tàu
- Lý thuyết và kết cấu tàu thuỷ
- Hoá sơn kỹ thuật
- Dung sai và đo kiểm
- Công nghệ chuẩn bị bề mặt
- Công nghệ sơn
- Sơn tàu thuỷ
- Quản lý sơn tàu thuỷ
- Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm sạch và sơn
- Kiểm tra hư hỏng sơn tàu thuỷ
- Kiểm tra giám sát sơn tàu thuỷ
- Tự động hóa công nghệ sơn tàu thuỷ
- Thực tập qua ban Nguội
- Thực tập qua ban H àn
- Thực tập qua ban Điện
- Thực tập tự động hoá
- Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị làm sạch bề mặt
- Thực tập hướng nghiệp
- Thực tập kỹ năng nghề Sơn tàu thuỷ
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các phương pháp làm sạch và sơn tàu thuỷ;
+ Thực hiện được các thao tác cơ bản để hiệu chỉnh các thông số cần thiết trong khai thác thiết bị cơ khí;
+ Phân biệt được các nguy cơ xảy ra sự cố ở các thiết bị và thực hiện các thao tác cần thiết tránh sự cố nguy hiểm;
+ Trình bày được trình tự các bước trong bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, thiết bị thông dụng trong nghề;
+ Trình bày được các thông số an toàn cho thiết bị, hệ thống làm sạch và phun sơn tàu thủy;
+ Trình bày được các quy trình, quy phạm an toàn cho từng công việc;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, kiểm tra, giám sát kỹ thuật;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các khối điểu khiển trong các hệ thống điều khiển;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị an toàn cho người và thiết bị.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Làm thành thạo công việc của trình độ sơ cấp nghề;
+ Làm thành thạo các công việc nghề ở phạm vi rộng, trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau;
+ Khai thác an toàn thiết bị ở các chế độ tải, điều kiện khai thác khác nhau sao cho các thông số nằm trong phạm vi cho phép;
+ Tháo và lắp được các chi tiết trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ khí theo quy trình hướng dẫn;
+ Gia công các chi tiết đơn giản để thay thế phụ tùng hỏng;
+ Kiểm tra được các thông số đo cần thiết;
+ Phân biệt và xử lý các tình huống sự cố, báo động theo chỉ dẫn và quy trình vận hành;
+ Tham gia các công việc phức tạp, tay nghề cao dưới sự giám sát chỉ dẫn của trưởng nhóm, quản đốc phân xưởng;
+ Sử dụng thành thạo và hướng dẫn sử dụng cho các thợ dưới quyền (có trình độ sơ cấp nghề) các thiết bị an toàn cho người và thiết bị;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát người có trình độ sơ cấp nghề;
+ Làm việc theo nhóm..
Sau khi tốt nghiệp, người học nghề (học viên) có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
3- Các môn học chính
- Vật liệu cơ khí
- Cơ kỹ thuật
- An toàn lao động sơn tàu thuỷ
- Vẽ kỹ thuật trong công nghệ sơn
- Thuỷ lực và máy thuỷ khí
- Kỹ thuật điện
- Lý thuyết và kết cấu tàu thuỷ
- Hoá sơn cơ bản
- Dung sai và đo kiểm
- Công nghệ chuẩn bị bề mặt
- Công nghệ sơn tàu thuỷ
- Tự động hóa công nghệ sơn tàu thuỷ
- Thực tập qua ban Nguội
- Thực tập qua ban Hàn
- Thực tập qua ban Điện
- Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị làm sạch bề mặt và phun sơn
- Thực tập hướng nghiệp
- Thực tập kỹ năng nghề Sơn tàu thuỷ