CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được kiến thức các môn khoa học cơ bản như: toán học, vật lý, sinh học, đặc biệt là hai môn tin học và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tài liệu tham khảo;
+ Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật;
+ Hiểu được nguyên lý của các quá trình sinh học;
+ Hiểu được lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học;
+ Trình bày được cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật nhân nhanh in vitro giống cây trồng;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tài nguyên đất, nước, khí hậu... đáp ứng cho việc trồng cây nông - lâm nghiệp;
+ Bố trí và thiết kế thí nghiệm khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
+ Thu thập và phân tích, xử lý số liệu khoa học bằng những phàn mềm chuyên dụng;
+ Sản xuất được giống cây trồng, giống hoa, cây lâm nghiệp;
+ Thực hiện quy trình: Làm đất, trồng cây, chăm sóc, phát hiện, phòng và trừ sâu bệnh hại đúng kỹ thuật.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng tốt các trang thiết bị, dụng cụ máy móc trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học;
+ Thực hành tốt các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật;
+ Thành thạo những thao tác cơ bản của kỹ thuật nhân nhanh cây in vitro (Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, môi trường nuôi cấy, mẫu cấy và ra cây);
+ Biết cách lựa chọn mẫu nuôi cấy mô....sao cho hệ số nhân là cao nhất;
+ Vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết trong thực nghiệm;
+ Có khả năng tham khảo và nghiên cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;
+ Bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học.
3- Cơ hội việc làm:
Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề công nghệ sinh học sẽ:
+ Làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu thuộc ngành Công nghệ sinh học;
+ Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại nông, lâm nghiệp;
+ Làm việc tại các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học.
4- Các môn học chính
- Phân loại thực vật
- Sinh học tế bào
- Sinh lý thực vật
- Di truyền thực vật
- Hóa sinh thực vật
- Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Bệnh cây đại cương
- Công tác phòng thí nghiệm
- Nhà kính, nhà lưới
- Vườn ươm
- Trồng rừng
- Nhân giống cây lâm nghiệp (Cây Keo, Bạch đàn...)
- Nhân giống hoa lan (Lan Hồ điệp, Lan Đai châu...)
- Nhân giống cây chuối
- Nhân giống hoa đồng tiền
- Nhân giống cây dược liệu (Ba kích, Lô hội...)
- Nhân giống cây lấy củ (Cây khoai tây, khoai sọ, khoai lang...)
- Nông nghiệp hữu cơ
- Phân vi sinh
- An toàn lao động và vệ sinh Nông nghiệp
- Sinh thái nông nghiệp
- Quản trị sản xuất trong nông nghiệp
- Khảo sát thị trường cây giống
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Nhân giống cây cam quýt
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
- Thực tập sản xuất
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được kiến thức các môn khoa học cơ bản như: toán học, vật lý, sinh học, đặc biệt là hai môn tin học và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tài liệu tham khảo;
+ Trình bày được những định nghĩa, cấu trúc, chức năng và thành phần cấu tạo của tế bào thực vật;
+ Giải thích được nguyên lý của các quá trình sinh học;
+ Hiểu được lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học;
+ Hiểu được cơ sở khoa học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật nhân nhanh in vitro giống cây trồng;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tài nguyên đất, nước, khí hậu... đáp ứng cho việc trồng cây nông - lâm nghiệp;
+ Đánh giá được những thành tựu về công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam;
+ Xác định được vai trò, ý nghĩa của ngành công nghệ sinh học trong nền nông nghiệp hiện đại.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng tốt các trang thiết bị, dụng cụ máy móc trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học;
+ Thực hành tốt các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật;
+ Thành thạo những thao tác cơ bản của kỹ thuật nhân nhanh cây in vitro (Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, môi trường nuôi cấy, mẫu cấy và ra cây);
+ Biết cách lựa chọn mẫu nuôi cấy mô... sao cho hệ số nhân là cao nhất;
+ Có khả năng tham khảo và nghiên cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học;
+ Bố trí và thiết kế thí nghiệm khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
+ Thu thập và phân tích, xử lý số liệu khoa học bằng những phần mềm chuyên dụng;
+ Thực hiện quy trình trồng cây nông nghiệp, cây hoa và cây lâm nghiệp;
+ Thực hiện quy trình: Làm đất, trồng cây, chăm sóc, phát hiện, phòng và trừ sâu bệnh hại đúng kỹ thuật;
+ Sử dụng và bảo trì được các dụng cụ, tra thiết bị, máy móc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học.
3- Cơ hội việc làm:
Người có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề Công nghệ sinh học sẽ:
+ Làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu thuộc ngành Công nghệ sinh học;
+ Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại nông, lâm nghiệp;
+ Làm việc cho các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học.
4- Các môn học chính
- Phân loại thực vật
- Sinh học tế bào
- Sinh lý thực vật
- Di truyền thực vật
- Hóa sinh thực vật
- Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Công tác phòng thí nghiệm
- Nhà kính, nhà lưới
- Vườn ươm
- Trồng rừng
- Nhân giống cây lâm nghiệp (Keo, Bạch đàn)
- Nhân giống giống hoa lan (Hồ điệp, Đai châu)
- Nhân giống cây chuối
- Nhân giống hoa đồng tiền
- Nhân giống cây dược liệu (Ba kích, Lô hội...)
- Nhân giống cây lấy củ (Khoai tây, khoai sọ, khoai lang)
- Nông nghiệp hữu cơ
- Phân vi sinh
- An toàn lao động và vệ sinh nông nghiệp
- Sinh thái nông nghiệp
- Quản trị sản xuất trong nông nghiệp
- Khảo sát thị trường cây giống
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Thực tập sản xuất