CÔNG NGHỆ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được các phương pháp để chống ăn mòn kim loại;
+ Nêu được các quy trình công nghệ chống ăn mòn kim loại, để thực hiện quá trình sản xuất;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chính trong quy trình chống ăn mòn kim loại;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra được các giải pháp xử lý các sự cố trong quá trình chống ăn mòn kim loại;
+ Hiểu được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc thực tiễn của nghề;
+ Trình bày được các biện pháp thực hiện an toàn lao động, an toàn hóa chất và an toàn khi sử dụng các thiết bị trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện được các bước trong quy trình công nghệ chống ăn mòn kim loại đạt chất lượng và hiệu quả;
+ Vận hành được các thiết bị trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Điều chỉnh được các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất;
+ Theo dõi được các hoạt động trong quy trình sản xuất, phát hiện được các nguyên nhân và xử lý được một số sự cố phức tạp đúng quy trình, đảm bảo an toàn;
+ Kiểm tra được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng được các kỹ thuật, công nghệ mới và có khả năng sáng tạo cải tiến kỹ thuật trong sản xuất;
+ Kèm cặp và hướng dẫn được công nhân bậc trình độ nghề thấp hơn;
+ Kiểm tra và giám sát được việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;
+ Lập được kế hoạch hoặc điều chỉnh được sản xuất;
+ Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm và điều hành được phân xưởng sản xuất, ca sản xuất, tổ chức xuất được phân công;
+ Sử dụng được máy tính để phục vụ cho chuyên môn nghề và quản lý, tổ chức sản xuất.
3- Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng:
- Đảm nhận công việc ở các vị trí trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
- Tham gia kèm cặp, đào tạo bậc thợ có trình độ thấp hơn;
- Có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Điện kỹ thuật
- Kỹ thuật đo lường
- Kỹ thuật phòng thí nghiệm
- Hóa học đại cương
- Hóa hữu cơ
- Hóa vô cơ
- Hóa lý
- Hóa phân tích cơ sở
- Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học
- Điện hóa lý thuyết
- Vật liệu học
- Ăn mòn và bảo vệ kim loại
- An toàn lao động
- Quản lý sản xuất
- Gia công và xử lý bề mặt kim loại
- Chống ăn mòn kim loại bằng phủ kẽm
- Chống ăn mòn kim loại bằng mạ thiếc
- Chống ăn mòn kim loại bằng tráng men
- Chống ăn mòn kim loại bằng sơn điện di
- Chống ăn mòn nhôm bằng ôxy hóa
- Chống ăn mòn kim loại bằng protectơ
- Chống ăn mòn kim loại bằng dòng điện ngoài
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được các phương pháp để chống ăn mòn kim loại;
+ Biết được các quy trình công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số thiết bị chính trong quy trình chống ăn mòn kim loại;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý các sự cố đơn giản trong quá trình sản xuất;
+ Hiểu được một số chỉ tiêu chất lượng của các nguyên liệu và sản phẩm trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc thực tiễn của nghề;
+ Ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện được một số bước trong quy trình công nghệ chống ăn mòn kim loại đạt chất lượng và hiệu quả;
+ Vận hành được một số thiết bị trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
+ Thực hiện điều chỉnh được các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất;
+ Đưa ra được nguyên nhân và xử lý được một số sự cố đơn giản trong quá trình sản xuất đúng quy trình và đảm bảo an toàn;
+ Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm;
+ Kèm cặp và hướng dẫn được công nhân bậc thấp;
+ Kiểm tra và giám sát được công việc của người có trình độ sơ cấp nghề;
+ Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng được kỹ thuật và công nghệ mới trong quá trình sản xuất;
+ Sử dụng được máy tính để phục vụ cho chuyên môn nghề.
3- Cơ hội việc làm:
Học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng:
- Đảm nhận công việc ở một số vị trí trong công nghệ chống ăn mòn kim loại;
- Tham gia kèm cặp, đào tạo bậc thợ có trình độ thấp hơn;
- Có thể tiếp tục học tập lên trình độ Cao đẳng nghề.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Kỹ thuật phòng thí nghiệm
- Hóa hữu cơ
- Hóa vô cơ
- Kỹ thuật đo lường
- Hóa lý
- Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học
- An toàn lao động
- Hóa phân tích cơ sở
- Vật liệu học
- Ăn mòn và bảo vệ kim loại
- Gia công và xử lý bề mặt kim loại
- Chống ăn mòn kim loại bằng phủ kẽm
- Chống ăn mòn kim loại bằng mạ thiếc
- Chống ăn mòn kim loại bằng tráng men
- Chống ăn mòn kim loại bằng sơn điện di
- Chống ăn mòn kim loại bằng ôxy hóa
- Chống ăn mòn kim loại bằng protectơ
- Chống ăn mòn kim loại bằng dòng điện ngoài