LUYỆN THÉP

Cập nhật: 29/07/2023
 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu được kiến thức cơ bản về hoá lý luyện kim, kim loại học nhiệt luyện, nguyên lý lò luyện kim, lý thuyết các quá trình luyện kim;

+ Phân tích được bản chất của quá trình luyện thép, quy trình công nghệ luyện thép; Biết phương pháp tính toán các thông số và lập quy trình công nghệ sản xuất các loại thép xây dựng, một số loại thép hợp kim thông dụng;

+ Trính bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành của các loại lò luyện thép, các thiết bị phụ trợ trong dây chuyền công nghệ luyện thép; giải thích được nguyên lý điều khiển các thiết bị; biết phương pháp tính toán, thiết kế các thiết bị trong dây chuyền công nghệ luyện thép;

+ Biết được các công nghệ luyện thép từ sắt xốp và luyện kim phi cok;

+ Hiểu được các quy trình, quy phạm an toàn; phương pháp bảo vệ, cải thiện môi trường lao động trong quá trình luyện thép, các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Tính toán phối liệu, các thông số công nghệ lập quy trình công nghệ sản xuất mác thép các bon xây dựng và các mác thép hợp kim thông dụng;

+ Chuẩn bị được các loại nguyên liệu; chuẩn bị được lò và thùng chứa thép phục vụ cho quá trình sản xuất thép;

+ Vận hành, điều chỉnh được các loại lò và các thiết bị phụ trợ trong dây chuyền công nghệ luyện thép;

+ Nấu luyện, tinh luyện và đúc rót được các mác thép các bon xây dựng và các mác thép hợp kim thông dụng;

+ Phân tích, đánh giá xử lý được các sự cố, tình huống bất thường xảy ra trong quá trình luyện thép;.

+ Kiểm tra, phân loại, phân tích và đánh giá được chất lượng sản phẩm thép sau quá trình nấu luyện;

+ Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;

+ Lập được kế hoạch và tổ chức, kiểm tra và giám sát được việc thực hiện các công việc trong dây chuyền công nghệ luyện thép; kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn (Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề);

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường; sử dụng thành thạo các phương tiện an toàn cấp cứu, xử lý được các tình huống cấp cứu người bị tai nạn trong quá trình sản xuất.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi ra tốt nghiệp ra trường người học có thể làm các công viêc quản lý trong phạm vi ca sản xuất, giám sát kỹ thuật hoặc trực tiếp sản xuất tại các cơ sở sản xuất thép, yêu cầu kỹ thuật cao trong các khâu:

- Chuẩn bị, gia công và chế biến nguyên liệu;

- Chuẩn bị lò và thùng rót thép;

- Nấu luyện;

- Đúc rót phôi thép;

- Kiểm tra, xử lý và thu hồi sản phẩm.

4- Các môn học chính

- Vẽ kỹ thuật

- Cơ kỹ thuật

- Hoá học đại cương

- Điện kỹ thuật

- Kim loại học và nhiệt luyện

- Lý thuyết quá trình luyện kim

- Nguyên lý lò luyện kim

- Kỹ thuật an toàn lao động và bảo vệ môi trường

- Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất

- Phân tích thành phần thép

- Chuẩn bị nguyên liệu luyện thép

- Chuẩn bị lò, thùng chứa thép

- Vận hành lò điện hồ quang và các thiết bị phụ trợ

- Luyện thép cácbon xây dựng bằng lò điện hồ quang

- Đúc phôi thép bằng máy đúc liên tục

- Kiểm tra chất lượng và thu hồi sản phẩm

- Thực tập sản xuất 1

- Vẽ thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (Auto CAD)

- Luyện thép hợp kim bằng lò điện hồ quang

- Tính toán thiết kế lò và lập quy trình công nghệ luyện thép lò điện hồ quang

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu được kiến thức cơ bản về hoá lý luyện kim, kim loại học nhiệt luyện, nguyên lý lò luyện kim, lý thuyết các quá trình luyện kim;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành của các loại lò luyện thép, các thiết bị phụ trợ trong dây chuyền công nghệ luyện thép;

+ Hiểu được bản chất của quá trình luyện thép, quy trình công nghệ luyện các mác thép thông dụng;

+ Biết được phương pháp tổ chức và quản lý trong phạm vi tổ, nhóm sản xuất;

+ Hiểu được các quy trình, quy phạm an toàn; quy định về bảo vệ, cải thiện môi trường lao động trong quá trình luyện thép, các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Chuẩn bị được các loại nguyên liệu, chuẩn bị được lò và thùng chứa thép phục vụ cho quá trình sản xuất thép;

+ Vận hành, điều chỉnh được các loại lò và các thiết bị phụ trợ trong dây chuyền công nghệ luyện thép;

+ Nấu luyện, tinh luyện, đúc rót và xử lý được các sự cố đơn giản trong quá trình luyện các mác thép thông dụng;

+ Kiểm tra, phân loại và thu hồi sản phẩm thép sau quá trình nấu luyện;

+ Kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn;

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường; sử dụng thành thạo các phương tiện an toàn cấp cứu, xử lý được các tình huống cấp cứu người bị tai nạn trong quá trình sản xuất.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi ra tốt nghiệp ra trường người học có thể trực tiếp làm công việc ở các cơ sở sản xuất thép tại các vị trí:

- Chuẩn bị, gia công và chế biến nguyên liệu;

- Chuẩn bị lò và thùng rót thép;

- Nấu luyện;

- Đúc rót phôi thép;

- Kiểm tra, xử lý và thu hồi sản phẩm.

4- Các môn học chính

- Vẽ kỹ thuật

- Cơ kỹ thuật

- Hoá học đại cương

- Điện kỹ thuật

- Kim loại học và nhiệt luyện

- Lý thuyết quá trình luyện kim

- Nguyên lý lò luyện kim

- Kỹ thuật an toàn lao động và bảo vệ môi trường

- Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất

- Phân tách thành phần thépp

- Chuẩn bị nguyên liệu luyện thép

- Chuẩn bị lò luyện thép, thùng chứa thép

- Vận hành lò điện hồ quang và các thiết bị phụ trợ

- Luyện thép cácbon bằng lò điện hồ quang

- Đúc phôi thép bằng máy đúc liên tục

- Kiểm tra chất lượng và thu hồi sản phẩm

Chủ đề liên quan: