VĂN THƯ HÀNH CHÍNH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được vị trí, ý nghĩa, tác dụng và nội dung của công tác văn thư trong các cơ quan, tổ chức;
+ Trình bày được các loại văn bản, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
+ Giải thích được quy trình tổ chức quản lý văn bản đến, quy trình quản lý văn bản đi;
+ Trình bày được phương pháp lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan;
+ Trình bày được những quy định về quản lý, bảo quản và sử dụng con dấu;
+ Ứng dụng được kiến thức tin học vào soạn thảo, xử lý văn bản; quản lý, chuyển giao văn bản và lập hồ sơ trong môi trường mạng;
+ Xử lý được các tình huống phát sinh trong thực thi nhiệm vụ văn thư;
+ Giúp được Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính kiểm tra, hướng dẫn việc xác định hồ sơ và lập hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan;
+ Giúp được Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính kiểm tra, hướng dẫn công tác văn thư ở các đơn vị trực thuộc;
+ Hướng dẫn được nghiệp vụ văn thư cho cán bộ có trình độ nghiệp vụ thấp hơn.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Phát hiện được những văn bản ban hành thiếu hoặc sai thể thức;
+ Vận dụng được phương pháp và kỹ thuật soạn thảo văn bản để soạn thảo một số văn bản về công tác văn thư;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số, ngày đến, đăng ký văn bản đến bằng máy vi tính và bằng sổ, chuyển giao văn bản đến;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác: kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản, đóng dấu văn bản, đăng ký văn bản đi bằng máy vi tính và bằng sổ, làm các thủ tục phát hành văn bản đi;
+ Thực hiện thành thạo các bước làm thủ tục sao và ban hành bản sao văn bản;
+ Xác định chính xác hồ sơ cần lập trong cơ quan, đơn vị;
+ Lập tương đối thành thạo hồ sơ công việc, hồ sơ nguyên tắc, hồ sơ nhân sự;
+ Hướng dẫn được phương pháp lập hồ sơ;
+ Làm thành thạo các thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác soạn thảo văn bản trên máy vi tính và quản lý văn bản đi, đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng;
+ Kỹ thuật đánh máy văn bản đạt tốc độ 100 đập/phút;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên ngành;
+ Viết bìa hồ sơ, bì văn bản, giấy giới thiệu, đăng ký văn bản đến, văn bản đi, chữ rõ ràng;
3- Cơ hội việc làm:
- Sau khi học xong chương trình này, sinh viên có cơ hội làm văn thư trong văn phòng: các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, từ trung ương đến cấp huyện và các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
- Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính
- Luật hành chính
- Quản lý nhà nước trong công tác văn thư
- Tổ chức bộ máy các cơ quan
- Quản trị văn phòng
- Tiếng Việt thực hành
- Kỹ năng giao tiếp
- Tin học văn phòng
- Sử dụng trang thiết bị văn phòng
- Kỹ thuật đánh máy vi tính
- Nhập môn công tác văn thư
- Văn bản
- Kỹ thuật soạn thảo văn bản
- Thực hành soạn thảo văn bản
- Quản lý văn bản đến,văn bản đi
- Quản lý và sử dụng con dấu
- Thực hành quản lý văn bản đến, văn bản đi
- Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
- Tổ chức lao động khoa học công tác văn thư
- Tiêu chuẩn hoá công tác văn thư
- Quản lý văn bản trong môi trường mạng
- Lịch sử công tác văn thư Việt Nam
- Thực hành lập hồ sơ
- Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nêu được khái niệm, các loại văn bản và thể thức văn bản quản lí nhà nước;
+ Trình bày được quy trình nghiệp vụ quản lý văn bản đến, quản lý văn bản đi;
+ Trình bày được các qui định về quản lý và sử dụng con dấu;
+ Nêu được phương pháp lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan;
+ Nêu được phương pháp lập tập lưu và giao nộp các tập lưu vào lưu trữ cơ quan;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;
+ Vận dụng linh hoạt tin học vào công tác văn thư;
+ Biết về nghiệp vụ lưu trữ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Soạn thảo được một số văn bản hành chính (nội dung không phức tạp);
+ Thực hiện tương đối thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý văn bản đến như: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số, ngày đến, đăng ký văn bản bằng máy vi tính và bằng sổ, sao văn bản, chuyển giao văn bản đến;
+ Thực hiện tương đối thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý văn bản đi như: kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đóng dấu, đăng ký văn bản bằng máy vi tính và bằng sổ, làm các thủ tục phát hành văn bản đi;
+ Lập được các tập lưu văn bản;
+ Lập được hồ sơ;
+ Làm được thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;
+ Sử dụng được một số phần mềm tin học trong công tác văn thư;
+ Kỹ thuật đánh máy văn bản đạt tốc độ 100 đập/phút;
+ Sử dụng được các trang thiết bị chuyên ngành;
+ Viết giấy giới thiệu, đi đường, phong bì, bìa hồ sơ và các thông tin trong sổ đăng ký văn bản đến, đi rõ ràng, chính xác.
3- Cơ hội việc làm
- Sau khi học xong chương trình này người học có cơ hội làm văn thư đánh máy trong văn phòng: các cơ quan Đảng; các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế; Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân từ cấp cơ sở đến cấp huyện;
- Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính
- Luật hành chính
- Quản lý nhà nước
- Tổ chức bộ máy các cơ quan
- Quản trị văn phòng
- Tiếng Việt thực hành
- Kỹ năng giao tiếp
- Tin học văn phòng
- Sử dụng trang thiết bị trong công tác văn thư
- Kỹ thuật đánh máy vi tính
- Nhập môn công tác văn thư
- Văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản
- Thực hành soạn thảo văn bản
- Quản lý văn bản đến, văn bản đi
- Quản lý và sử dụng con dấu
- Thực hành quản lý văn bản đến, văn bản đi
- Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
- Tổ chức lao động khoa học trong công tác văn thư
- Tiêu chuẩn hoá công tác văn thư
- Quản lý văn bản trong môi trường mạng
- Lịch sử công tác văn thư Việt Nam
- Thực hành lập hồ sơ
- Thực tập tốt nghiệp