SỬA CHỮA THIẾT BỊ DỆT
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các kiến thức cơ sở của các môn học như vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện - điện tử, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp... vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề sửa chữa thiết bị dệt;
+ Phân tích được các nguyên lý truyền động cơ bản trên thiết bị dệt vải để thực hiện quá trình sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo an toàn, năng suất và chất lượng sản phẩm;
+ Biết phương pháp lắp đặt chi tiết, cụm chi tiết và phương pháp sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo an toàn và hiệu suất dệt vải trên máy dệt;
+ Xác định được kế hoạch sửa chữa định kỳ và dự phòng chuẩn bị cho quá trình sửa chữa thiết bị dệt;
+ Nhận biết được các hệ thống điện và điện tử trên các thiết bị dệt hiện đại để đảm bảo sửa chữa thiết bị với hiệu quả cao nhất;
+ Dịch được một số tài liệu kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị dệt bằng tiếng Anh để ứng dụng vào quá trình sửa chữa thiết bị dệt.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị dệt;
+ Lắp đặt được một số chi tiết và cụm chi tiết của thiết bị dệt đảm bảo an toàn và hiệu suất dệt vải;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được các chi tiết, cơ cấu của thiết bị chuẩn bị dệt như máy đánh suốt; máy mắc sợi; máy hồ sợi dọc; máy nối sợi;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được các chi tiết, cơ cấu của thiết bị dệt vải như máy dệt thoi; máy dệt kiếm; máy dệt khí;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được các chi tiết, cơ cấu của thiết bị kiểm tra vải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm;
+ Gia công phục hồi được một số chi tiết điển hình trên máy dệt để đáp ứng trực tiếp nhu cầu sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Lập được các biên bản về tình trạng thiết bị, biên bản nghiệm thu, thực hiện cách thức kiểm tra cơ khí và nghiệm thu hệ thống thiết bị dệt sau khi sửa chữa và bảo dưỡng;
+ Quản lý, giám sát và xử lý mọi tình huống công nghệ trong quá trình sửa chữa các loại thiết bị trên dây chuyền công nghệ dệt;
+ Có kỹ năng tổ chức làm việc độc lập và làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề sửa chữa thiết bị dệt.
3- Cơ hội việc làm
Học xong chương trình cao đẳng nghề, sinh viên có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề Sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo kỹ thuật, an toàn và vệ sinh công nghiệp; đồng thời có năng lực kèm cặp, hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp. Cụ thể tại các doanh nghiệp dệt vải, sinh viên đảm nhiệm được công việc tại các vị trí sau:
+ Trực tiếp tham gia sửa chữa thiết bị trên các dây chuyền công nghệ dệt của các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước hoặc nước ngoài;
+ Làm tổ trưởng quản lý tại các tổ sửa chữa thiết bị trong doanh nghiệp sản xuất vải.
Ngoài ra, sinh viên còn có năng lực tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn hoặc học nâng cao nhằm bổ sung, phát triển kiến thức và kỹ năng nghề để đảm nhiệm ở các vị trí:
+ Kỹ thuật viên quản lý quy trình sửa chữa thiết bị dệt;
+ Cán bộ tổ chức và quản lý doanh nghiệp dệt vải quy mô lớn, vừa và nhỏ.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật
- Vật liệu cơ khí
- Dung sai và lắp ghép
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
- Nguội cơ bản
- Nguyên lý, chi tiết máy
- Kỹ thuật điện - điện tử
- Kỹ thuật dệt
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Lắp đặt thiết bị dệt
- Kế hoạch sửa chữa thiết bị
- Hệ thống điện - điện tử trên dây chuyền dệt
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh suốt sợi ngang
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc đồng loạt
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc phân băng
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy hồ sợi dọc
- Sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị nối sợi
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt thoi
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt kiếm
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt khí
- Sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị kiểm vải
- Gia công phục hồi chi tiết máy dệt
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các kiến thức cơ sở của các môn học như vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện - điện tử, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp... vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề sửa chữa thiết bị dệt;
+ Mô tả được các nguyên lý truyền động cơ bản trên máy dệt để thực hiện quá trình sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm;
+ Nhận biết được phương pháp lắp đặt các chi tiết, cụm chi tiết và phương pháp sửa chữa thiết bị dệt;
+ Tìm hiểu các hệ thống điện và điện tử trên các thiết bị dệt hiện đại để đảm bảo sửa chữa thiết bị với hiệu quả cao nhất;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị dệt;
+ Lắp đặt được các chi tiết và cụm chi tiết thiết bị dệt đảm bảo an toàn;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được một số chi tiết, cơ cấu của thiết bị chuẩn bị dệt như máy đánh suốt; máy mắc sợi; máy hồ sợi dọc; máy nối sợi;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được một số chi tiết, cơ cấu của thiết bị dệt vải như máy dệt thoi; máy dệt kiếm; máy dệt khí;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được một số chi tiết, cơ cấu của thiết bị kiểm tra vải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm;
+ Lập được các biên bản về tình trạng thiết bị, biên bản nghiệm thu sau khi sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể trực tiếp tham gia sửa chữa thiết bị trên các dây chuyền công nghệ dệt của các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước hoặc nước ngoài.
- Là công nhân sửa chữa thiết bị dệt trên dây chuyền dệt vải.
- Làm tổ trưởng quản lý một công đoạn sửa chữa thiết bị trong dây chuyền dệt vải.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật
- Vật liệu cơ khí
- Dung sai lắp ghép
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
- Nguội cơ bản
- Kỹ thuật điện - điện tử
- Kỹ thuật dệt
- Hệ thống điện - điện tử trên dây chuyền dệt
- Lắp đặt thiết bị dệt
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh suốt sợi ngang
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc đồng loạt
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc phân băng
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy hồ sợi dọc
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt thoi
- Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt kiếm
- Sửá chữa, hiệu chỉnh máy dệt khí
- Sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị kiểm tra vải