SẢN XUẤT DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nghề sản xuất các dụng cụ chỉnh hình thuộc loại hình hoạt động Kỹ thuật – Y học (Medical Engineering);
+ Thiết kế dựa trên những kết quả thăm khám, đánh giá trực tiếp trên người bệnh trên nhiều phương diện, và được sản xuất bởi sự phối kết hợp nhiều lọai vật liệu, bán thành nhằm thay thế chức năng thiếu hụt hay bị mất. Dụng cụ chỉnh hình được gắn trực tiếp vào cơ thể người bệnh (hoặc là tạm thời hoặc là suốt đời);
+ Những kiến thức phải có được chia làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất gọi là kiến thức Y học gồm; Giải phẫu, Bệnh lý, Vận động sinh lý của cơ xương khớp;
Nhóm thứ hai gọi là kiến thức Kỹ thuật chỉnh hình gồm; Cơ khí, vật liệu và sinh cơ lý.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sinh viên Cao đẳng nghề sản xuất các dụng cụ chỉnh hình sau khi ra trường với khối lượng kiến thức chuyên môn được đào tạo toàn diện;
+ Sinh viên có thể làm việc độc lập, từ khâu; Tiếp nhận, thăm khám, tư vấn, chỉ định và thiết kế các dụng cụ chỉnh hình cơ bản đến khâu; Sản xuất, lắp ráp, hướng dẫn bệnh nhân tập luyện lại chức năng với các dụng cụ chỉnh hình do họ tạo ra, một cách có hiệu quả;
+ Làm việc độc lập trong quá trình sản xuất dụng cụ chỉnh hình;
+ Tham gia tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của một xưởng chỉnh hình, hoạt động trong toán y học phục hồi với tư cách là một chuyên gia đầy đủ về lĩnh vực dụng cụ chỉnh hình;
+ Cập nhật các kỹ thuật mới và triển khai ứng dụng;
+ Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
3- Cơ hội việc làm:
Kỹ thuật viên chỉnh hình sau khi tốt nghiệp, có kiến thức và tay nghề có cơ hội việc làm tại các cơ sở sau:
- Các xưởng chỉnh hình, tại các Viện, các Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng;
- Các xưởng chỉnh hình hay Khoa phục hồi chức năng, tại các Bệnh viện Trung ương hay các bệnh viện lớn địa phương;
- Các xưởng chỉnh hình, thuộc các dự án của các Phi chính phủ và Quốc tế;
- Các xưởng chỉnh hình tư nhân;
- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng tại cộng đồng.
4- Các môn học chính
- Giải phẫu
- Sinh cơ học
- Cơ học/vật lý
- Toán học
- Công nghệ xưởng
- Lâm sàng
- Kinh tế xưởng
- Kỹ năng cơ khí chỉnh hình
- Lấy mẫu chi dưới
- Nẹp chỉnh hình chi dưới 1
- Nẹp chỉnh hình chi dưới 2
- Cốt âm ở chân giả
- Chân giả dưới gối
- Gia công chân giả trên gối
- Nẹp bàn chân khoèo
- Nẹp chỉnh hình chi dưới 3
- Chân giả chi dưới
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức cơ bản về giải phẫu, bệnh lý, sinh cơ học, vật liệu và các kiến thức về kỹ thuật chân giả để thực hiện đúng và chính xác chỉ định thiết kế về Nẹp chỉnh hình mà nhóm phục hội chức năng đề ra. Vì vậy, những kiến thức cơ bản phải có được chia làm hai nhóm;
+ Nhóm thứ nhất gọi là kiến thức Y học gồm; Giải phẫu, Bệnh lý, Vận động sinh lý của cơ xương khớp thuộc chi dưới;
+ Nhóm thứ hai gọi là kiến thức Nẹp chỉnh hình gồm; Cơ khí, vật liệu và Sinh cơ lý.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Học sinh trung cấp nghề sản xuất dụng cụ chỉnh hình sau khi ra trường với khối lượng kiến thức chuyên môn được đào tạo toàn diện về sản xuất nẹp chỉnh hình. Họ có thể làm việc tương đối độc lập, từ khâu tiếp nhận, thăm khám và thực hiện theo các thiết kế về Nẹp chỉnh hình ;
+ Tham gia hoạt động toán y học phục hồi với tư cách là một thành viên đầy đủ về lĩnh vực nẹp chỉnh hình , tham gia ứng dụng các kỹ thuật mới;
3- Cơ hội việc làm:
Kỹ thuật viên Nẹp chỉnh hình sau khi tốt nghiệp, có kiến thức và tay nghề có cơ hội việc làm tại các cơ sở sau:
- Các xưởng chỉnh hình, tại các Viện, các Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng;
- Các xưởng chỉnh hình, tại các Bệnh viện Trung ương hay các bệnh viện lớn địa phương;
- Các xưởng chỉnh hình, thuộc các dự án của các Phi chính phủ và Quốc tế;
- Các xưởng chỉnh hình tư nhân;
4- Các môn học chính
- Giải phẫu
- Sinh cơ học
- Cơ học/vật lý
- Toán học
- Công nghệ xưởng
- Lâm sàng
- Kỹ năng cơ khí chỉnh hình
- Lấy mẫu chi dưới
- Nẹp chỉnh hình chi dưới 1
- Nẹp chỉnh hình chi dưới 2
- Nẹp bàn chân khoèo
- Nẹp chỉnh hình chi dưới 3