QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

Cập nhật: 29/07/2023
 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp.

Chương trình đào tạo cung cấp cho người học:

+ Những kiến thức về chính trị, pháp luật, tin học và ngoại ngữ;

+ Những kiến thức chuyên sâu của nghiệp vụ lữ hành như: Thiết kế chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến, quảng cáo và bán sản phẩm, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành thực hiện chương trình du lịch, đánh giá kết quả kinh doanh và tổng kết công việc;

+ Những kiến thức về nghề quản trị lữ hành như: Nghiên cứu và khai thác thị trường, tổ chức bộ máy doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý chất lượng sản phẩm và điều hành, giám sát kinh doanh lữ hành;

+ Những kiến thức cơ sở cần thiết cho nghiệp vụ lữ hành như: Hoạt động du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, lao động và các điều kiện phát triển trong ngành Du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới và Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đặc điểm văn hóa Việt Nam, các tuyến điểm du lịch cơ bản, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh lữ hành và tổ chức sự kiện trong du lịch;

+ Những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ lữ hành như: Quản lý nhà nước về du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ văn phòng và nghiệp vụ lưu trú.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Hình thành cho người học kỹ năng nghề nghiệp của nghiệp vụ lữ hành như: Phân tích, đánh giá xu hướng phát triển thị trường du lịch, thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, tổ chức quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm, quản lý và điều hành thực hiện chương trình, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác, báo cáo đánh giá kết quả công việc nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế;

+ Hình thành cho người học kỹ năng quản trị nghiệp vụ lữ hành như: Lập kế hoạch, điều hành và giám sát thực hiện, tổng kết đánh giá và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lữ hành;

+ Sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp Thông thường và ngoại ngữ chuyên ngành lữ hành, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ Thông tin trong công việc, có khả năng soạn thảo và hoàn thiện các loại hợp đồng du lịch, thanh quyết toán hợp đồng du lịch và hoàn thành các thủ tục có liên quan đến họat động lữ hành;

+ Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành;

+ Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhúm hiệu quả;

+ Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi học xong người học có thể đảm đương được các vị trí như: nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, nhân viên điều hành tour, triển lóm nghiệp vụ, quản lý bộ phận nghiệp vụ và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

4- Các môn học chính

- Tổng quan du lịch

- Tâm lý khách du lịch

- Kỹ năng giao tiếp

- Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam

- Đại cương lịch sử Việt Nam

- Marketing du lịch

- Tin học ứng dụng

- Nghiệp vụ thanh toán

- Cơ sở văn hóa Việt Nam

- Quản trị doanh nghiệp

- Tổ chức sự kiện

- Tiếng Anh chuyên ngành

- Nghiệp vụ lữ hành

- Nghiệp vụ hướng dẫn

- Tuyến điểm du lịch Việt Nam

- Quản trị kinh doanh lữ hành

- Thực hành nghề tại cơ sở

 

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

Chương trình đào tạo cung cấp cho người học:

+ Những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học và ngoại ngữ;

+ Những kiến thức chuyên sâu của nghiệp vụ lữ hành như: Thiết kế chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến quảng cáo và bán sản phẩm, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, báo cáo kết quả công việc;

+ Những kiến thức cơ bản về nghề quản trị lữ hành như quản lý, điều hành hoạt động lữ hành;

+ Những kiến thức cơ sở cần thiết cho nghiệp vụ lữ hành như: Hoạt động du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, lao động và các điều kiện phát triển trong ngành Du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới và Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đặc điểm văn hóa Việt Nam, các tuyến điểm du lịch chủ yếu, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch và nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh lữ hành;

+ Những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ lữ hành như: bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ văn phòng, nghiệp vụ lưu trú, tổ chức sự kiện trong du lịch;

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Hình thành cho người học kỹ năng nghề nghiệp của quản trị lữ hành như: Thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, tổ chức quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm, điều hành thực hiện chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, tổng kết và báo cáo kết quả công việc;

+ Sử dụng ngoại ngữ giao tiếp Thông thường và trong một số hoạt động

cụ thể của nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ Thông tin trong công việc; có khả năng soạn thảo các loại hợp đồng du lịch, thanh quyết toán hợp đồng du lịch và hoàn thành các thủ tục có liên quan đến họat động lữ hành;

+ Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành;

+ Khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhúm hiệu qua;.

+ Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi học xong người học có thể đảm đương được các vị trí như: nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, nhân viên điều hành tour và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

4- Các môn học chính

- Tổng quan du lịch

- Tâm lý khách du lịch

- Kỹ năng giao tiếp

- Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam

- Đại cương lịch sử Việt Nam

- Marketing du lịch

- Tin học ứng dụng

- Nghiệp vụ thanh toán

- Tiếng Anh chuyên ngành

- Nghiệp vụ lữ hành

- Nghiệp vụ hướng dẫn

- Tuyến điểm du lịch Việt Nam

- Quản trị kinh doanh lữ hành

- Thực hành nghề tại cơ sở

Chủ đề liên quan: