Ngành Chăn nuôi

Cập nhật: 29/07/2023
Ngành đào tạo:           CHĂN NUÔI (Animal Science)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi động vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp.

Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức và kỹ năng về chọn lọc, nhân giống, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất và chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần  bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương     

7

Hoá học             

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích                                       

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp                                        

5

Giáo dục quốc phòng

12

Xác suất - Thống kê                              

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương          

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Hoá sinh đại cương        

5

Sinh lý động vật

2

Động vật học    

6

Dinh dưỡng động vật

3

Giải phẫu động vật I

7

Di truyền động vật

4

Tổ chức và phôi thai học

 

 

Kiến thức ngành

1

Chọn và nhân giống vật nuôi

4

Chăn nuôi trâu bò

2

Thức ăn chăn nuôi

5

Chăn nuôi gia cầm

3

Chăn nuôi lợn

 

 

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hoá sinh đại cương                

Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein  nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

Động vật học  

Nội dung: Tập trung vào tổ chức và hệ thống động vật; động vật đơn bào; động vật không xương sống; động vật có xương sống; các dạng hoạt động sống chung của các động vật.

Giải phẫu động vật I  

Nội dung: môn học tập trung vào cấu tạo cơ thể của các loại gia súc và gia cầm hình thái, cấu tạo và vị trí của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.  

Tổ chức và phôi thai học       

Nội dung: tập trung vào cấu tạo vi thể, chức năng của các tổ chức, mô bào, tế bào cơ thể động vật; tổ chức liên kết, biểu mô, tổ chức tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, mạch quản, huyết học, tiết niệu sinh dục; các giai đoạn phát triển của phôi thai gia súc, gia cầm.  

Sinh lý động vật         

Nội dung: tập trung vào sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ-thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương, stress và sinh lý thích nghi. Sinh lý tim và tuần hoàn máu, nội tiết, bài tiết, hô hấp, tiêu hoá và hấp thu, bài tiết. Điều hoà trao đổi chất và năng lượng, sinh lý sinh sản, sinh lý tiết sữa.  

Dinh dưỡng động vật 

Nội dung: tập trung vào dinh dưỡng nước, dinh dưỡng vitamin, dinh dưỡng khoáng; dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein và axit amin; các chất kháng dinh dưỡng; các hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn; nhu cầu dinh dưỡng, thu nhận thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần.  

Di truyền động vật     

Nội dung: tập trung vào di truyền cơ bản; di truyền phân tử; di truyền miễn dịch; di truyền dị tật; di truyền quần thể và di truyền số lượng.  

Chọn và nhân giống vật nuôi             

Nội dung: tập trung vào nguồn gốc và đặc điểm chung các giống vật nuôi; các tính trạng chọn lọc; hệ phổ, quan hệ di truyền; mối quan hệ giữa hiệu quả (response) chọn lọc, li sai chọn lọc, cường độ chọn lọc; giá trị giống và các phương pháp ước tính giá trị giống; các phương pháp chọn lọc vật giống; các phương pháp nhân giống; chương trình giống và tổ chức công tác giống.  

Thức ăn chăn nuôi     

Nội dung: tập trung vào giá trị dinh dưỡng, sử dụng các nhóm thức ăn thô xanh, rễ củ, hạt ngũ cốc và phụ phẩm, hạt đậu và khô dầu, thức ăn nguồn gốc động vật; chế biến, bảo quản dự trữ thức ăn thô xanh, thức ăn hạt; thức ăn hỗn hợp – công nghệ sản xuất và đánh giá chất lượng.  

Chăn nuôi lợn 

Nội dung: trình bày tổng quan về chăn nuôi lợn; nguồn gốc và đặc điểm của các giống lợn phổ biến; công tác giống lợn; kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt.  

Chăn nuôi trâu bò                  

Nội dung: trình bày tổng quan về chăn nuôi trâu bò; nguồn gốc và đặc điểm của các giống trâu bò phổ biến; công tác giống trâu bò; đặc điểm dinh dưỡng gia súc nhai lại; kỹ thuật chăn nuôi trâu bò đực giống, trâu bò cái sinh sản, bê nghé, trâu bò sữa, thịt và cày kéo.  

Chăn nuôi gia cầm     

Nội dung: trình bày tổng quan về chăn nuôi gia cầm. Nguồn gốc và đặc điểm của các giống gia cầm phổ biến. Công tác giống gia cầm. Trứng và kỹ thuật ấp trứng. Kỹ thuật chăn nuôi các loại gia cầm.  

Chủ đề liên quan: